Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2009

Mau 3: Valia

Valia là tên bà cán bộ khoa Ngoại quốc. Bà hay đi nghỉ mát cùng chúng tôi. Bà có nhiều cử chỉ thân thiện như một người mẹ. Nghe nói bà rất nghèo. Cái áo măng tô bà mặc đã cũ...
Tình cờ tôi và Phạm Quân đều yêu Valia. Cô gái cùng tên lên Kiev dự thi đại học.
Sau khi được Quân cho làm tình, Valia vẫn quý tôi.
Tôi cũng có một Valia...
Chúng tôi kết nghĩa với Nhà máy đóng giày Kiev. Họ có một trường công nhân kỹ thuật. Anh Thắng được mời cùng chúng tôi đến dự liên hoan. Số học viên trường công nhân kỹ thuật tiếp...
Anh Thắng là đảng viên, Nghiên cứu sinh ở Việt Nam sang. Chi bộ lưu học sinh lãnh đạo hoạt động đối ngoại. Lúc này anh Hiện thì chơi ghi ta, tôi thì lên phát biểu hữu nghị.
Thanh niên họ mời cả số tân binh đến dự. Ngày Quốc phòng toàn dân của Bạn.
Lúc này, tôi đã mạnh dạn hơn. Những buổi mít tinh hữu nghị có tổ chức dancing.
-Can I seat here? (Tôi ngồi được chứ?) Tôi hỏi bằng tiếng Nga.
-Please seat down. (Mời ngồi) ai đấy nói.
Tôi ngồi cạnh hai bạn gái khá xinh. Họ vui vẻ bắt chuyện.
Sau phần mít tinh phát biểu. sang phần hội diễn Văn nghệ, tôi mạnh dạn mời Valia nhảy. Em run run ôm lấy tôi. Chúng tôi xoay xoay.
Văn là em trai tôi đang ở Hà Nội. Valia là tên cùng vần.
Chúng tôi yêu nhau. Đi chơi khắp Kiev. Nào phố Krêsatchic, Công viên 1 tháng 5, xem phim nổi, gương cười...
Những ngày trước khi tôi về nước, chúng tôi vui vẻ.
Tôi vẫn nhớ câu nói của Valia:
-Tư môi persi. (Tiếng Ukraina là: Anh là người yêu đầu của em).



Mau 2: Maria

Tốp nữ lên Kiev dự thi đại học vui vẻ ở cùng tầng. Phòng vệ sinh ở cuối tầng và bếp gar tập thể ở cạnh. Họ mượn chảo rán khoai tây, xào xào nấu nấu.
Tôi và Quân đi mua chai rượu vang góp vui. Chúng tôi liên hoan.
Maria là một cô gái cân đối và dễ coi. Em thi vào Khoa Công Trình. Khoa này anh Nguyễn Mạnh Hậu, đơn vị trưởng đã tốt nghiệp và về nước. Ký túc xá của Khoa Công trình là một chung cư cao tầng khép kín, ở gần. Tôi thỉnh thoảng có sang thăm anh Hậu, cùng ở Hà Nội trước khi đi du học.
Valia là cô gái xinh hơn. Em cặp bồ với Phạm Quân.
Còn một cô xinh nhất thì không chịu quen ai.
Quân đi giày cao gót, bật nhạc nhảy với Valia. Họ yêu nhau. Quân đã trao cái quý nhất cho Valia. Không biết của con trai thì có thể nói như vậy được không. Anh ta yêu Valia.
Tôi thì cũng được Maria cho hôn môi. Chúng tôi chụp ảnh chung, thân nhau. Anh Long và Quân nhường nhịn. Họ cho tôi hủ hoá. Nhưng "Đức Bà" không chiều. Tôi cũng không dám làm liều.
Tiễn họ về quê. Năm thứ nhất họ đi học ở tỉnh. Năm thứ hai về Kiev học tiếp. Lúc này không thân nhau nữa. Maria ở Ký túc xá Khoa Công Trình . Tôi có sang thăm. Em không dám cho hôn môi nữa.
Chúng tôi biết là do Khoa Dự bị đại học có nhiều sinh viên ngoại quốc học nên Ký túc xá chỉ đủ cho sinh viên ngoại quốc. Một số sinh viên năm thứ nhất người Ukraina phải học ở tỉnh năm thứ nhất. Năm thứ hai họ mới về Trường học tiếp.
Họ nhường nhịn và vui vẻ học tiếp.
Ký túc xá là nơi 6 năm chúng tôi sinh sống. Điều kiện sinh viên có hạn nên chúng tôi chu chí học hành là chính. Lúc này anh em Khoa Dự bị Đại học sang bầu anh Trịnh Giang Long lên Đơn vị trưởng. Anh Long lớn tuổi hơn, có tham gia quân ngũ trước khi đi học nước ngoài.
Anh Long kiêm luôn lớp trưởng. Tôi chỉ còn là lớp trưởng đối ngoại.
Tức là đối với bạn, vì tôi không sai sót gì, nên tạm thời vẫn là lớp trưởng.

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2009

Mau 1: Ký túc xá sinh viên

Hè năm thứ ba, chúng tôi không đi nghỉ nữa. Mọi người theo yêu cầu của đơn vị đi làm thêm. Hè đến, sinh viên người Ukraina về quê hết, Ký túc xá vắng teo. Chúng tôi sống vui vẻ với nhau.
Ký túc xá sinh viên chúng tôi gọi tắt là "Ốp". Chúng tôi ở Ốp 5.
Tôi gọi thân mật là nhà tôi là một phòng của Ký túc xá. Bốn người ở chung một phòng.
Hai bạn Nga về tôi và Quân ở lại.
Phố Giáo dục chạy dài từ đại lộ Hàng Không tới Ký túc xá số 5 ở cuối phố. Cổng trường Đại học xây dựng ở mặt tiền đại lộ Hàng Không, gần nhà.
Tôi vẫn nhớ địa chỉ cũ (đã dịch sang tiếng Việt):
Kiev - 37
Phố Giáo dục - 7
Ký túc xá số - 5
Trường Đại học Xây dựng Kiev (Kucu).
Ký túc xá nằm dọc phố và có mặt phố. Từ trên gác có thể thò mặt qua cửa sổ là nhìn thấy phố Giáo dục. Cây cối hai bên đường xanh tốt. Gần Ký túc xá có một rạp xi nê.
Phim hay và rẻ tiền, hợp với sinh viên. Ban ngày một vé có 50 xu. Quãng một bữa cơm của ta.
Vé đêm là một rúp. Chúng tôi thích đi xem phim.
Tôi mua nhiều đĩa hát hay để nghe. Quân bỏ tiền mua một máy quay đĩa đắt tiền cho oai. Những bài hát hay vang lên vui vẻ cả một góc phố. Nghe bằng đài Rigônda cũng hay.
Chiều chiều, chúng tôi hay đi đánh bóng chuyền trong sân Ký túc xá.
Nhà ăn sinh viên ở bên trong, sau Ký túc xá. Nhà ăn Công nhân cũng ở gần đấy. Ăn có ngon hơn.
Buphet là nhà ăn nhỏ trong Ký túc xá cũng bán thức ăn khi cần ăn sáng, ăn trưa.
Vui nhất là làm quen với các nữ sinh lớp 10 (cũ) lên dự thi vào "Trường Đại học Xây dựng" được bố trí ở cùng. Họ đa phần là các thiếu nữ ở nông thôn ra dự thi, Trường bố trí ở trong Ký túc xá. Thi đỗ thì được vào học năm thứ nhất.
Chúng tôi là các sinh viên năm trên.



Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2009

Mau 3: Tham que

Chúng tôi thân nhau. Nhi Na đưa tôi đi dự sinh nhật một cặp vợ chồng hai người cùng quê. Họ ở khá xa. Chúng tôi đi xe buýt tới.
Nhi Na ghé vào chợ mua một chai rượu. Chúng tôi uống rượu, nói chuyện. Tay bạn khai là làm nghề lái xe rùa. Lương khoảng 300 rúp một tháng. Nói về giá cả đất đai, nhà của. Đắt.
Chẳng có cơ hội nào để thành thân. Nhưng đâm lao thì theo lao. Họ mời tôi về thăm quê. Tôi nhận lời.
Xe lửa chạy bằng điện (elektrichka) đi vài tiếng thì đến. Nhà cửa bằng gỗ ghép, cũng đàng hoàng. Hai anh chị vui vẻ chưa có con cái gì.
-Nhất khách nhì chủ, cô gái đề nghị. Hai người ngủ chung bàn.
Tôi nằm ở giường bên cạnh làm như không nghe thấy ngủ thiếp đi.
Hôm sau, cô gái rủ tôi đi giặt. Chúng tôi đi tới cái hồ con con xa tít. Tắm, bơi. Cô ta ngồi giặt, không nói gì. Tôi cũng chẳng xin xỏ gì.
Nhi Na sang. Em thấy tôi còn nguyên thì không nói gì. Tôi hôm ấy, nhà em mời cơm. Tôi được họ đãi nhiều món. Nấm xào, giò Ukraina, rượu trắng.
Tôi dĩ nhiên là không dám lấy Nhi Na.
Tôi vui vẻ ở cùng nhau hai ngày rồi về Kiev.
Nhi Na chuyển đi thật. Em đồng ý lấy một anh sỹ quan quân đội và chuyển đi Đônhetxcơ.
Từ đấy, tôi đi làm một mình.
Tôi cũng mới chỉ được hôn môi.

Mau 2: Nhi Na

Nhi Na là một cô công nhân nữ. Em làm việc trong cùng một xưởng. Toà nhà lớn của xưởng là nơi chúng tôi đến làm việc hàng ngày.
Hè nên trời mát mẻ, ăn mặc lịch sự, tôi chìa thẻ ra vào và chui vào cổng nhà máy. Tôi làm việc ở phân xưởng bôi trơn. Hàng ngày tôi tham gia bôi trơn các phôi găng tay bằng kim loại.
Cô thợ cả chia cho tôi một ít giẻ trắng. Đây là thứ vải tốt mà may áo sơ mi mặc rất tốt. Tôi vừa lau vừa tiếc.
Dầu lau cũng là loại xịn. Sau khi lau sạch phôi, phải bôi một lớp dầu mỏng lên cho việc tẩm cao su. Cao su khi tẩm bám đều vào phôi và khô dần để đưa vào lò sấy.
Tôi đang làm thì thấy em đến.
Nhi Na là thiếu nữ nông thôn ra xin việc làm. Em có anh trai và chị dâu ở Kiev. Họ cho ở nhờ. Em cũng lo lau phôi, bôi trơn. Phôi của em để sản xuất nút cao su rỏ mũi, rỏ mắt...
Xưởng chúng tôi sản xuất dụng cụ cao su phục vụ Y tế.
Tình cờ chúng tôi quen nhau như sau.
Có một bà già làm đổ cái giá đựng phôi. Nó nặng vài chục kilôgram là ít. Cụ già cố lôi cái giá lên khay đựng là một cái xe tự hành. Cái xe trượt đi không chịu giữ cái giá đựng phôi. Ca của Nhi na sắp tới. Em làm ca sau bà cụ. Chỉ một giá nữa là hết ca.
Tôi đến sớm nên xông tới giúp bà cụ lôi cái giá lên xe tự hành.
Hai bà cháu đang khệ nệ thì Nhi Na tới. Em cậy khoẻ lôi tuột nó lên. Vô tình, em tỳ cái của quý của mình lên bàn tay tôi.
Một cảm giác đê mê lan tỏa trong tôi. Chưa bao giờ tôi chạm vào một thiếu nữ, lại vào cái chỗ quý giá ấy. Larisa tôi cũng chỉ mới chạm vào hông. Ở Ođetxa, Larisa mời tôi nhảy slow mà tôi không dám.
Đại Sứ quán Việt Nam hạn chế quan hệ luyến ái với các thiếu nữ bạn.
Lúc này đã thống nhất đất nước. Chúng tôi đã học các năm trên nên có mạnh dạn hơn. Các cô gái Mông Cổ cũng tập luyện chúng tôi yêu ở Nhà nghỉ Nhemirôp. Làm quen, nhảy slow, tỏ tình, hôn môi. Nhưng vẫn là phái châu Á.
Nhi Na khoẻ, người đậm, tầm thước. Sau khi giúp bà cụ làm nốt phần việc, em mới có dịp nói chuyện với tôi.
-Em học hết lớp 10 (cũ). Trượt đại học, em ra thành phố kiếm việc làm. Việc ở đây là làm tạm, không có tương lai lắm, nhiều phế phẩm. Em sẽ tìm việc khác xin chuyển.
Việc của chúng tôi có khá hơn. Nhưng bà đốc công già cũng ta thán:
-Cháu làm nhiều phế phẩm. Bác dỡ sản phẩm có nói là dầu bôi không đều.
Việc bôi trơn là khó. Hôm nào trời ẩm thì nên bôi mỏng hơn một tý. Trời khô thì bôi dầy. Bóc sản phẩm dính là bôi mỏng thì dễ rách. Bôi lớp dầu dầy thì tẩm khó do cao su không bám vào phôi. Cũng rách nốt.
Tôi không nói gì. Sau này họ phải thay dây chuyền công nghệ. Việc dỡ sản phẩm có khá hơn. Hình như họ định tuyển dụng chính thức.
Tôi xin phép tiễn Nhi Na sau ca làm.
Chúng tôi lên xe buýt về nhà. Em ở gần Ký Túc xá sinh viên. Qua cái công viên con con, tôi đề nghị ngồi chơi một lát. Em đồng ý.
Lần đầu tiên Nhi Na cho tôi hôn môi. Môi em khoẻ và dầy. Tôi quên cả trời đất.
Mãi gần 12 giờ đêm, tôi mới về tới Ký túc xá.
May mà bà gác cổng vẫn chưa khoá cửa ra vào. Tôi về phòng ngủ thiếp đi.

Mau 1: Tham gia làm thêm

Năm thứ ba, hè sau khi đi nghỉ ở Ođetxa về, tôi tham gia đi làm thêm.
Anh Đinh Mạnh Hùng tìm được việc làm ở một công trường xây dựng. Anh mời tôi tham gia đi làm thêm.
-Cậu tập thể thao làm gì? Làm thêm vừa có tiền, vừa tập lao động. Sức khoẻ cũng tăng lên nếu tham gia lao động.
Ba năm đầu, tôi tham gia rèn luyện sức khoẻ, tập chạy, bơi, tập tạ. Cung thể thao nhà trường cũng tạo điều kiện tập luyện.
Các nhà nghỉ cũng cho mượn dụng cụ trượt tuyết, bóng bàn, cầu lông để tập luyện. Dù sao thì các kỳ thực tập hái táo, lắp điện nhà cao tầng, hàn điện Bảng điện tử chỉ một tháng mỗi năm. Chúng tôi còn hai tháng hè.
Thế là đi làm.
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô cũ lúc bấy giờ là ông Leonit Ilich Brêgiơnep có nói về xây dựng Chủ nghĩa xã hội như sau:
  1. Xây dựng mới nhà máy, công xưởng, đô thị.
  2. Xây dựng lại nhà máy, công xưởng, đô thị.

Lúc này cả hai phương án được nước bạn áp dụng rất khẩn trương.

Ở Kiev, nhà cao tầng xây hàng loạt ở các khu đất mới. Dân số tăng nhanh chóng đáp ứng nguyện vọng của thế hệ trẻ là được sống và làm việc ở các đô thị. Khu đô thị mới (microraion) mọc lên hàng loạt.

Chúng tôi tham gia xây dựng lại một nhà máy. Là lao động phổ thông. Xây dựng lại thì ngay trong thành phố, đi làm gần.

Đào đất bằng xẻng, dùng búa khoan đào những chỗ đất cứng, nền nhà máy cũ. Đào rãnh đặt cáp điện, đặt tấm đan lát nền sân, đường dẫn vào nhà cao tầng.

Làm đến khai giảng thì thôi. Nhìn chung công nhân xây dựng họ lương thấp. Họ chỉ hy vọng được phân nhà ở. Một căn hộ là đủ bù.

Hè các năm sau, chúng tôi vào nhà máy xin việc làm. Lương có khá hơn nên chúng tôi đi làm đến khi về nước.

Hòm đồ bốn tạ là vinh dự khi tôi về nước.

Ket ban


Facebook.com tôi tham gia "Kết bạn"

Hơn một tháng trôi qua trên mạng có tôi

Ngày 13 tháng 8 tôi vui

Với Hoa Nguyễn, tôi mừng ngày kỷ niệm

*

Hoa ở Biên Hoà, Đồng Nai tôi biết

Có Công ty bột ngọt Ajinomoto

Hai năm liền tôi đã tham gia

"Viết về Mẹ" cuộc thi tôi dự

**

"Viết về Hoa" mới hay ai đó nhắc

Về tình bạn mới quen một tháng trôi qua

Same Nguyễn có bạn trai rồi xin rút nhường Hoa

Từ bên Nhật Hoa bay về vui vẻ

*

"Kỳ nghỉ hè" đang trôi qua êm ả.

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2009

Mua to 20 thang 7


Hà nội mưa to ngày 20 tháng 7

Nước úng dâng ngập lõm bõm phố phường

Xe máy đi qua chết máy là thường

Dân lo lắng nhiều xe chết máy

*

Tôi sức khoẻ, xe cộ lo ngay ngáy

Chết máy thì đạp chân, dắt bộ đi liều

Mua thêm xăng, đề nổ, đến nơi rồi

Hơi non lốp, đi liều tôi tới đích

**

Trời mưa to đường đê vắng ngắt

Phương tiện đi đông nối tiếp trên đường

Tôi khắc phục xong nghĩ lại thấy thương mình

20 tháng 7 mưa ngập dốc Đoàn Kết

Đi trên đê 2 lần xe chết máy, thật đáng tiếc.

Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2009

Ket ban


Sao Vy nỡ nào

Chia tay nhau thế

Sao Vy mất lòng

Chia tay nhau đấy

*

Ảnh Vy mình đăng

Bạn mình của Vy

Sao Vy nỡ nào

Sao Vy từ chối?

**

Mình không có tội

Đã có gia đình

Con gái mình xinh

Mình đang phấn đấu

*

Nhưng Vy đã bỏ

Nhưng Vy đã quên?

Không phải tình yêu

Thì tình bè bạn

*

Mình đang nhớ bạn

Mình giở Email

"Ivy" ở đâu

Mình cầu xuất hiện

**

Đừng quên "Kết bạn"

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2009

Vieng anh Đam

Anh Nguyễn Đình Đạm
Nguyên:
Trưởng phòng Vật tư
PMU Thăng Long
Không may ốm mất
*
Thọ 68 tuổi
Anh nguyên Trưởng phòng
Hưu năm 2000
Rồi phòng giải thể
**
Một vợ ba con
Không còn anh nữa
Chúng tôi viếng, tang
Anh Nguyễn Đình Đạm
*
23 tháng 5
Tháng nhuần lịch âm
Kỷ Sửu có tang
Tôi làm thơ viếng
*
Mọi người đưa tiễn...

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2009

Tuy xa ma gan







Mở Facebook



Kết Bạn bốn phương



Nhờ Internet



Tôi có trang "Tường"



*



Bạn Same, Bạn Vy



Bạn Hoa, Bạn Trúc



Hàng chục Bạn rồi



Mọi người vui thích



**



Riêng tôi lẻ tẻ



Ba bốn bạn thôi



Thư đến tôi vui



Nữ mời, tôi quý



*



Trên mạng vui nhỉ



Bao nhiêu Bạn bè



Đời thực còn quê



Bạn vài ba mống



*



Tôi không hiếu thắng.

Thứ Tư, 17 tháng 6, 2009

Giỗ Bố


Bố tôi tên là Nguyễn Văn Xang quê quán thôn Minh Châu, xã Văn Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
Sinh năm 1928, bố lớn lên, đi bộ đội chống Pháp, được đi học Trường Sỹ quan lục quân Trần Quốc Tuấn, lấy vợ năm 1952.
Do đau ốm được xuất ngũ năm 1953 ở cương vị Chính trị viên Trung đội và làm Hiệu trưởng Trường cấp ba Yên Thành.
Năm 1954 xin ra Hà Nội học PVC (Dự bị đại học) và thi đỗ vào  Trường Đại học Y Hà Nội khóa 1955 - 1960.
Năm 1960 tốt nghiệp ra Trường, được giữ lại trường làm cán bộ giảng dạy.
Năm 1962 được bổ nhiệm làm Trưởng Phòng Giáo vụ.
Năm 1964-1965 đi học Trung Quốc 1 năm gặp Cách mạng Văn hóa phải về nước trước hạn.
1965 về nước làm việc tiếp ở Trường ĐH Y Hà Nội.
Năm 1967-1972 đi học Phó Tiến sỹ Y khoa ở Tiệp Khắc 5 năm.
Năm 1972 tốt nghiệp Phó Tiến sỹ Y khoa, về nước làm ở Trường ĐH Y Hà Nội và Bệnh viện Bạch Mai.
Năm 1973 đi tiếp nhận Trao trả tù binh theo Hiệp định Paris về Việt Nam ở Quảng Trị .
Năm 1978 được đi Hội nghị Khoa học ngành Y ở Cộng hòa dân chủ Đức 2 tháng. Lúc này là Trưởng khoa Thận C6 Bệnh viện Bạch Mai, Phó khoa Nội Tổng hợp ĐH Y Hà Nội.
Năm 1981 đi chuyên gia Cămpuchia 1 năm.
Năm 1983 được bổ nhiệm Giám đốc Bệnh viện đa khoa Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Năm 1992 về Phó Khoa Nội Tổng hợp Trường ĐH Y Hà Nội.
Được phong Giáo sư 1993, về hưu 1995
Sau hưu hoạt động Trưởng Hội Thận - Tiết niệu Việt Nam, Phó Hội thận Việt Nam.
Chủ tịch Hội Từ thiện quận Hai Bà Trưng.
Trưởng Phòng Khám Chùa Trăm Gian
Mất ngày 26 tháng 5 âm lịch năm 2003 (Quý Mùi) thọ 76 tuổi.
An táng tại Khu A1 cấp cao Nghĩa trang Thanh Tước.
1. Huân chương kháng chiến (chống Pháp) hạng ba
2. Huân chương kháng chiến (chống Mỹ) hạng ba
3. Huy hiệu 50 năm tuổi đảng
4. Ba huy chương: Vì sự nghiệp sức khỏe nhân dân, vì sự nghiệp khoa học công nghệ, vì sự nghiệp giáo dục - đào tạo.
5. Huy hiệu lao động sáng tạo của Công đoàn toàn quốc.
6. ...và nhiều Bằng khen.

Mộ Bố ở Nghĩa trang Thanh Tước



Thăm mộ Bố



Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2009

Mau 3: Ngay thu hai


Sáng sớm hôm sau, tôi trở dậy khi mọi người còn đang ngủ. Tập thể dục xong, tôi thấy cơn men còn ngấm chưa tan hết. Chạy bộ dọc hành lang trên tầng hai, tôi chưa dám chạy ra biển. Tôi đọc bài thơ:" Chúc mừng năm mới".

Chúc mừng năm mới


Giao thừa Chính phủ bắn pháo hoa

Hòa tiếng Bác Lương chúc mọi nhà

Mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt

Tin mừng nở rộ khắp nước ta.


Quay lại phòng, tôi chui vào ngủ tiếp. Chưa sáng đã có người gõ cửa. Một anh mang ảnh tới. Té ra là hỏi thăm tôi.

-Ảnh của anh đã xong, xin anh cho tiền chụp. Anh thợ nói.

-Tôi nhờ cô gái chụp cơ mà? Tôi nghi ngờ.

Nhìn vào ảnh, tôi thấy hai kiểu tôi chụp đẹp. Tôi liền thanh toán tiền.

-Cám ơn. Đúng là anh cẩn thận quá. Tôi có ăn thịt đâu mà anh không để cô gái đem ảnh tới.

Chung và Cán cũng chụp ảnh cảnh biển. Hai cậu mặc quần đùi tắm. Mới ngày đầu mà gậy chỉ huy đã hơi cương. Quần ướt nên bám vào da thịt làm nổi thêm phần mềm. Hình như họ không mặc quần lót?

Tôi cũng chỉ có một cái quần bơi. Mặc quần xóc chụp ảnh trông đứng đắn hơn. Cảnh chọn cũng tốt. Tôi hài lòng.

Xuống nhà hàng, chúng tôi vào ăn sáng. Cháo gà. Tôi ăn xong trước, ra ngồi chơi ngoài sân. Buổi sáng không khí trong lành.

Bữa rượu tối hôm đầu đến quá chén sáng hôm sau còn say. Say quá, liêu xiêu tôi bỏ tắm sáng. Trưa cơm đặc sản, bia chai Hà Nội. Tôi ăn cơm trước, xong mới dám uống một chai bia Hà Nội. Anh em không vui, họ báo là có một số đã phạm quy. Sáng họ có đi tắm. Tôi nằm nhà.

Quãng hai giờ chiều tôi mới ra tắm. Lần này tôi tắm lâu hơn hôm mới đến. Tôi bơi rất hăng và cũng được vài trăm mét. Các cô gái thích chí vui vẻ. Mãi sáu giờ tối tôi mới lên bờ và gọi điện thoại về Hà Nội.

--Tối không được đi đâu đâu đấy, vợ tôi nói nước đôi.

Tôi quay về khách sạn. Lúc này vẫn chưa đến giờ ăn tối. Trực Lễ tân là một cô gái trẻ. Cô ta ngồi ở hòn non bộ mà không ngồi ở quầy. Tôi ngồi cạnh hỏi dò:

-Em tên là gì?

-Em tên là Loan.

-Đây là nơi nào của Hà Tĩnh nhỉ? Tôi hỏi tiếp.

-Đây là thị trấn Thiên Cầm thuộc huyện Cẩm Xuyên, anh ạ.

Loan bắt quen như chúng tôi đã quen nhau từ lâu. Em khai lương khách sạn trả cũng được 800 nghìn đồng một tháng, đủ ăn. Nhìn chung Loan là dân thị trấn.

Tôi ngắm Loan từ đầu đến chân. Em khá cao và khỏe mạnh. Cặp môi hồng nhạt, cái lưỡi con con. Chúng tôi ngồi cạnh nhau vui vẻ.

Chị An, Chủ tịch công đoàn xuống cùng một tốp thanh niên. Họ ngồi ghế đá nói chuyện. Tôi bỏ Loan sang ngồi cùng.

-Tuấn sắp kết hôn cùng Lan Hương, chị An thông báo.

Ngồi vãn chuyện một lát, chúng tôi đi ăn tối.

Tối tôi thấy bố Loan đến thăm. Hình như em phải trực đêm. Họ khỏe mạnh, dân miền biển.

Tôi đọc bài "Biển Thiên Cầm" mới làm cho anh chị em nghe trong bữa tối:


Biển Thiên Cầm

Hà Tĩnh có biển Thiên Cầm

Khách sạn Thiên Ý Giáp Thân đến rồi

Khách sạn Thanh Lịch mình vui

Thiên Cầm khách sạn làm tôi nhớ nhiều

*

Thiên Cầm bãi biển đáng yêu

Nước trong và mặn có nhiều phi lao

Vườn thông sân bóng vui sao

Lâu đài trên cát xây vào xây ra

**

Thiên Cầm Hà Tĩnh quê ta

Là nơi nghỉ mát tắm và yêu đương...


Ngày thứ hai trôi qua êm ả.

Hà Nội giỗ bố tôi vui vẻ. Bà con đến đầy đủ. Tôi tiếc chuyến nghỉ, đi nghỉ cùng cơ quan, không dự giỗ đầu. Chị An, Chủ tịch Công đoàn đưa đi có chồng người Hà Tĩnh nên Nhà nghỉ đối xử tốt, anh chị em toại nguyện. 

Mấy lời cuối cùng
 
Về Hà Nội, chúng tôi quay lại công việc. Nào ngờ đây là chuyến nghỉ cuối cùng chúng tôi đi với chị Nguyễn Thị An.  Năm 2004, hè thế là được nghỉ mát ở Thiên Cầm 4 ngày.
Viên chức như Ban tương đương viên chức doanh nghiệp đi nghỉ phải nộp tiền. 
Chúng tôi góp 1 triệu đồng vui vẻ.

Nhớ mãi chuyến đi nghỉ Biển Thiên Cầm, Hà Tĩnh với chị Nguyễn Thị An, nguyên Chủ tịch Công đoàn Ban năm 2004. Chị Người Nghệ An, cùng quê.

Năm 2005 chúng tôi đi nghỉ ở Đảo Cát Bà, Hải Phòng với Nguyễn Thị Tường Vân, Trưởng Đoàn, Tổ trưởng Công đoàn Văn phòng. Chuyến đi 5 ngày rất vui.
Chúng tôi góp 1 triệu đồng vui vẻ.

 

Từ năm 2006 cho đến nay do kinh phí hạn hẹp, chúng tôi không đi nghỉ hè nữa.
 
Tôi viết vắn tắt Phương án tối ưu vì theo tôi, bỏ giỗ đầu cũng tiếc, nhưng bỏ đi nghỉ biển cũng rất tiếc. Tôi được đi thăm Hà Tĩnh, một tỉnh hàng xóm Nghệ An, quê gốc. Cho đến nay tôi chưa có dịp quay lại Hà Tĩnh và phía Nam lần nào.



Thứ Tư, 3 tháng 6, 2009

Mau 2: Ngay thu nhat

Lúc này đã ba giờ chiều. Sau nghỉ trưa, tôi lững thững ra ngắm biển. Mặc cái quần xóc, có quần tắm bên trong, tôi đi xuống con đường mòn nhỏ dẫn thẳng ra bãi biển.
Khách sạn Thanh lịch có mặt phố. Con phố nhỏ vắng vẻ chạy qua đi về phía cuối bãi tắm. Tôi đi cắt ngang qua đường, qua "Nhà Điều dưỡng" của Công an tỉnh Hà Tĩnh, qua sân bóng chuyền, xuống gặp một con đường nhựa nữa chạy về phía cuối bãi. Đi qua đã là đến mép bãi tắm rồi.
Bãi tắm biển Thiên Cầm rộng và đẹp. Nhà nước đã xây dọc bãi một con đường lát đá hoa có mười cửa xuống bãi tắm. Khoảng vài chục mét lại có một cửa xuống. Bên trên xây ban công cho mọi người ngồi hóng gió. Bãi tắm ở thấp phía dưới.
Tôi đang đứng ở bãi tắm. Biển mênh mông trải dài về phía xa xa. Mấy người đang tắm biển. Hai cái thuyền neo gần bờ. Một cô gái chụp hình xông tới gạ gẫm:
-Chú chụp mấy kiểu làm kỷ niệm?
-Bao nhiêu tiền một kiểu? Tôi hỏi.
-Bảy nghìn chú ạ, cô gái trả lời.
Tôi đứng sát mép nước. Sóng xô lăn tăn. Tôi chụp một kiểu thấy cái ca nô cứu hộ, kiểu thứ hai thấy cái biển "Nhà điều dưỡng công an tỉnh Hà Tĩnh".
-Chú ở khách sạn Thanh Lịch, phòng 209A. Mai cháu đến trả ảnh, chú còn ở vài ngày.
Cô gái dân quê gầy và nhanh nhẹn. Vẫn chưa phải là mỹ nữ hay Điêu Thuyền.
Tôi cởi quần sóc để trên bờ và xuống tắm. Cô gái đứng trông đồ hộ. Nước biển trong và mát. Tôi nhấp một ngụm. Mặn. Chống viêm họng tốt.
Ngoài xa có một cái phao sắt và cái cột cờ. Hòn đá ngầm to ở ngoài khơi là nơi tôi hay bơi tới. Cọc to buộc lá cờ đỏ. Đây là cái mốc cho anh em bơi xa.
Mấy cô khách đi tắm. Họ trắng và cân đối. Đẹp như tiên sa. Mấy anh cùng đoàn mập mạp và trung niên. Có thể gái nhà hàng đi tắm, cũng có thể khách nghỉ tắm.
Anh em nam vẫn đang chơi bóng chuyền. Họ là dân các cơ quan du lịch. Họ muốn tôi đứng xem một lát cho vui. Tôi đi vào Kiốt gọi điện thoại về nhà
-A lô, anh đến nơi rồi, mới đi tắm về.
-Anh ở khách sạn nào? Vợ tôi hỏi.
-Khách sạn Thanh Lịch, phòng 209A.
-Mai lại gọi điện thoại nhé.
-Ừ. Tôi đáp và cúp máy.
Bữa tối, vẫn còn những món ngon. Ghẹ biển luộc, tôm càng nướng, mực luộc, cá biển kho. Toàn món ăn đặc sản biển. Một chai rượu Xmirnốp của Ukraina.
Ngày thứ nhất vui vẻ trôi qua. Vẫn hơi say xe, người cứ lắc lư như đang đi xe ca tiếp.
Anh em nổi nhạc sống nhảy nhót. Phòng ăn rộng và thoáng. Chị An nhắc nhở họ là bố anh Sơn mất đầy năm, không nên vui vẻ quá trớn. Họ lại thôi.
Mọi người ra biển đi dạo, uống nước mía, rượu chén với mực nướng.
Tôi say rượu ngủ ngon đến sáng hôm sau.

Thứ Hai, 1 tháng 6, 2009

Mau 1: Xuat hanh

Tháng bẩy nóng bức. Hà Nội đi nghỉ mát. Sau khi vợ và con gái đi nghỉ mát trước ở hai nơi, tôi mới được anh Hân, Chánh Văn phòng Ban cho đi nghỉ mát ở bãi biển Thiên Cầm thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
Thấy tôi nôn nóng, đoàn đổi chuyến đi sớm hơn vào ngày 11 đến ngày 14 tháng 7 năm 2004. Danh sách trích ngang tổ Công đoàn Văn phòng chúng tôi gồm có:
Anh Vĩnh là Trưởng Đoàn. Sơn, Cán, Chung là nam. Lan Hương nữ. Văn phòng đi 5 người.
Đoàn thì lên danh sách gồm 45 người là cả cơ quan.
Ban Quản lý dự án Thăng Long chúng tôi thuộc Bộ GTVT. Đi thực ra chừng 36, 37 người cả thảy. Xe chờ sáng chủ nhật lúc 5 giờ sáng ở cổng Trường Đại học Thủy Lợi.
Tôi chuẩn bị đi nghỉ biển. Cái va li con của tôi đựng được hai cái quần xóc, hai cái áo cộc tay hai cái quần tắm, quần đùi. Túi ni lông thì để ít đồ uống và thức ăn. Bánh mỳ gối, thịt hộp, nước ngọt "seven up" trong chai nhựa.
Thiên Cầm là một nơi nghỉ biển nổi tiếng của tỉnh Hà Tĩnh. Khách sạn Thiên Ý ba sao là xịn nhất. Nhà tôi có đi qua để đi biển Cửa Tùng. Chỉ nghỉ ở Thiên Cầm một tối. Thường những nơi nghỉ biển đều là thị trấn, hoặc thị xã.
Ảnh chụp nội thất khách sạn Thiên Ý tốt. Giường nệm êm. Tôi yên tâm.
Sáng sớm chủ nhật, tôi đèo vợ đến điểm hẹn bằng xe máy. Nhà tôi đi xe máy quay về. Tôi đi một mình.
Thực ra trong Đoàn còn có chị Nguyễn Thị An là Chủ tịch Công đoàn Ban. Chị là Trưởng Đoàn chìm. Tất nhiên khi chị la lối là lúc mọi người biết là Bà lớn đang đứng đầu đoàn.
Mọi người mời tôi để cái cặp điplomát vào khoang đựng hành lý ở một bên xe ca lớn. Chỉ xách túi đồ ăn thức uống lên xe cho gọn.
Xe đi xuôi về phía Nam Hà Nội. Một xe ca lớn đại tướng là hết. Sương dầy làm chúng tôi đi chậm. Đi đến Thị xã Phủ Lý thì xuống ăn sáng. Chúng tôi ăn rồi nên chỉ ngồi chơi. Anh Vĩnh kêu một chầu trà. Uống cho tỉnh táo để đi tiếp.
Tôi không dám uống vì sợ đau dạ dày. Anh lái xe là vui vẻ ăn xuất bún chả to tướng đầy chả thịt lợn. Anh ta được ưu tiên do là lái xe, đang làm việc. Chúng tôi là đang đi chơi.
Đến Thanh Hóa thì anh em tính cho tôi tụt lại. Đi xa quá, lại không biết thực hư. Cũng nguy hiểm. Chi bằng quay về là hơn. Tôi chỉ biết từ Nghệ An trở ra.
Họ suýt đi mất khi tôi đang mải ngồi uống nước dừa. Ba nghìn đồng một quả dừa tươi. Tôi làm một bụng nước dừa rồi lên xe đi tiếp.
Lan Hương lúc này còn chưa lấy chồng. Năm năm trôi qua, nay em đã có con trai đầu lòng. Tôi viết lại mẩu chuyện mà vui vui vì câu chuyện có hậu.
Đúng là đi xa thật. Qua Vinh đi nhanh và không dừng lại. Mót đái quá xe dừng ở một nhà hàng gần Vinh, nhưng đái xong lại đi luôn.
Sau đó qua cầu Bến Thủy đi tiếp. Quyết định đến nơi ăn trưa luôn một thể. Đã 2 giờ chiều, mọi người đói mềm. Có ít xôi để trong cái rổ, nhưng chẳng ai dám ăn.
Đang đi theo quốc lộ 1A thì rẽ về phía đông đi hướng ra biển. Qua một cái nghĩa địa lớn trên bãi cát trắng xoá làm mọi người sợ chết khiếp. Cát trắng xóa mênh mông và rải rác mộ chí xây vĩnh cửu. Đa phần số đi lần đầu lo lắng hoang mang.
-A lô, khách sạn Thanh Lịch phải không? Chuẩn bị cơm trưa ngay nhé. Khoảng 40 suất. Chị An dùng môbiphone liên lạc với Khách sạn để củng cố tinh thần anh em.
-Dạ, bọn em đang làm cơm ạ. Tiếng ai đó trả lời.
Phía biển gần dần dần, không khí mát hẳn lên. Rồi biển ló ra rạng rỡ. Cây phượng đang nở hoa đỏ ối. Rồi khách sạn Thiên Ý ba sao lộ ra đẹp đẽ.
-Đẹp quá, có ai đo thốt lên.
-Thế là đến rồi... Ai đó tiếp.
Chúng tôi đưa xe rẽ vào khách sạn 1 sao Thanh Lịch. Mọi người tiếc rẻ nhìn thấy nó ở sâu trong đất liền hơn một chút. Đằng trước lại bị chắn bởi Khách sạn của Công an tỉnh.
-Ở Thanh Lịch an toàn hơn. Sợ sóng thần ập vào thì khốn. An toàn là trên hết.
Mọi người chưa chia phòng đã vào ăn trưa. Đồ đạc còn để cạnh mình. Một bữa đặc sản đầu tiên. Kịch liệt là ngon. Bia uống thả cửa.
Khách sạn Thanh Lịch có mặt tiền trông ra biển. Nhưng trước mặt bị che bởi Nhà Điều dưỡng của Công an tỉnh Hà Tĩnh nằm kín đáo trong vườn thông. Nhưng khách sạn chỉ cách bãi biển chừng 50 mét theo đường chim bay. Tòa nhà chính ba tầng. Chúng tôi ở tầng hai và tầng ba. Chia phòng thì tôi ở được cùng phòng 209 với Chung và anh Cán.
Chúng tôi lên phòng nằm nghỉ đến tối.
Thế là chúng tôi đến nơi an toàn.

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2009

Bài mở đầu

Các bạn blogger thân mến!
Bài đầu tiên, tôi gửi đến các bạn lời chúc tốt đẹp nhất. 
Tôi tên là Nguyễn Đông Sơn, là chuyên viên A1 bậc 9/9, hệ số lương 4,98 của Ban QLDA Thăng Long - Bộ GTVT đang tạm trú KT2, phường Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội cùng vợ và con gái.

Blog này có URL: http://son1955.blogspot.com
Sơn là tên tôi
1955 là năm sinh
Blog này đăng các bài do tôi sáng tác.
Mời các bạn đọc và bình luận.
(Đăng 26/5/2009 đã viết lại).

Ảnh chụp năm 2012