Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2016

Thời Niên Thiếu



THỜI NIÊN THIẾU

     1. Mấy lời nói đầu.
     Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Thời niên thiếu do tôi còn nhỏ, tôi không biết là cuộc cách mạng mà nhân đân ta đang tiến hành đến lúc ấy là có hòa bình trên miền Bắc và mọi người xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa là chế độ mới mà bố mẹ tôi là lực lượng sản xuất chính.
     Xong người ta phân ra thành phần gia đình để xây dựng chế độ chính trị.
     Bố tôi là đảng viên, quân nhân giải ngũ và mẹ là giáo viên tiểu học.
     Song ông bà tôi là địa chủ và bị quốc hữu hóa tài sản cũng như đi học cải tạo, ốm chết...
     Họ thương tôi mặc dù ông bà tôi là thành phần. Trẻ con thì có tội tình gì?
     Thế là tôi được coi như lũ trẻ con bình đẳng cho đến khi lớn...
     - Lớn lên nó khắc hiểu-Họ nói.
    
2. Ngôi nhà ở phố Hàng chuối
    
Khi tôi còn nhỏ, gia đình tôi ở phố Hàng Chuối. Phố này thuộc quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Một đầu con phố bắt đầu từ ngã ba phố Nguyễn Công Trứ chạy qua cắt phố Hàng chuối và chạy tiếp lên phía trên. Con phố khá dài cắt qua phố Phạm Đình Hồ, ... phố Hàng Thuyên và nối sang phố Phan Huy Chú. Dọc phố có hai hàng cây cơm nguội là loại cây thân gỗ, có quả vàng nhỏ xíu, khi chín nhai ngòn ngọt chan chát. Lòng đường nhựa không lớn lắm và là phố song song với phố Lò Đúc.
     Xe hơi ít qua lại nên ở phố Hàng Chuối ấm cúng và vui vẻ. Góc phố tôi ở là một biệt thự, nơi phố Hàng Chuối cắt phố Phạm Đình Hồ. Số nhà 34 và 36.
     Đối diện với cổng chính, bên kia đường xưa còn là Trường Mẫu giáo. Nay người ta đã bỏ dạy và thôi không còn Trường Mẫu giáo ở ngôi nhà đối diện nữa. Tôi học mẫu giáo hai năm liền. Vừa học vừa lớn thêm hai tuổi để lên học vỡ lòng.

      Cô giáo dạy mẫu giáo còn trẻ. Ra chơi, cô hay chơi cùng lũ trẻ trò chơi chọi me. Các bạn bu lấy cô vui vẻ. Tôi con nhà nghèo, ngồi một xó nghỉ, chờ hết giờ ra chơi để vào học tiếp. Thỉnh thoảng, cô lại gọi tôi tới cho chơi chọi me với cô. Tôi vui hơn vì cô còn nhớ tới mình.
     Bây giờ nhớ lại tôi mới biết là chơi chọi me là chơi chọi mẹ. Mẹ ai làm to hơn, nhiều chức quyền hơn là thắng. Tôi cũng phấn đấu để mẹ mình không thua. Cô giáo quý tôi.

     Tôi còn nhỏ tuổi, học trong lớp còn nhát gan, nên thường không làm chủ được bản thân. Hai lần tôi không xin cô giáo mà ỉa đùn ra quần. Cô giáo phải đem về nhà thay quần. May nhà tôi ngay bên kia đường nên họ thay quần cho tôi ngồi học tiếp.

     Cho đến nay tình tiết này mẹ tôi vẫn nhớ và nhắc tôi bổ sung vào tác phẩm.

     Hết giờ học, khó khăn lắm tôi mới đi qua đường về nhà được. Lúc này, có khi bố mẹ đi làm chưa về, phải đứng ở trong khuôn viên chờ.
     Một hôm, có một chú đến chơi. Thấy tôi đang chờ, thì hỏi:
     -Bố mẹ cháu đi làm chưa về à?
     Tôi chẳng nói gì. Đúng là họ chưa về.
     Chú Phan Trầm bỏ đi. Bao năm sau tôi phải đến nhà chú xin việc làm. Chú làm Cục trưởng Cục Kiến thiết cơ bản thuộc Bộ Giao thông Vận tải.
     Những người cùng quê gọi là đồng hương. Họ thân nhau, hoạt động ở thủ đô Hà Nội vui vẻ.
     Hội đồng hương huyện Yên Thành, Nghệ An do ông Chu Văn Biên, anh họ bố nguyên là Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn là Chủ tịch Hội.
     Sáng dậy, tôi vẫn thấy bà hàng xôi đã đến ngồi bán xôi ở bên kia đường. Xôi xéo ngon và thơm. Mùi xôi bốc lên nức mũi. Gạo nếp trộn ngô non nấu chín, đong ra bát, trên xắt bột đậu xanh nấu chín, vắt thành nắm, rắc thêm hành củ xắt lát chiên mỡ đậm lên rất béo. Chỉ cần năm xu là có bữa sáng thịnh soạn.
     Thế mà chỉ thỉnh thoảng tôi mới xin được mẹ năm xu ra ăn.
     Buổi tối là vui nhất. Do không có bếp, cả nhà đi đến phố Nguyễn Công Trứ ăn tối. Chủ quán bày cơm thường đãi. Họ biết bố mẹ tôi còn nghèo, không nói gì.
     Năm tôi ba tuổi, mẹ tôi đẻ em Hương.
     Năm tôi năm tuổi mẹ đẻ em Văn.
     Khuôn viên toà nhà tôi ở rộng và hình vuông. Mặt phố Hàng Chuối dài chừng 30 mét là mặt tiền. Xung quanh khuôn viên có lối đi, ngôi nhà xây ở giữa. Mặt phố Phạm Đình Hồ có cửa ra vào từ sân sau ra phố. Hai cây lan to nhiều hoa thơm phức. Bên phố Hàng Chuối phía trên có tường bao, trong có một mẩu vườn có hai cây sấu to. Bên kia tường bao là Trường Vỡ lòng.
Nay Trường Vỡ lòng cũng đã giải thể.
     Ngôi nhà có nhiều phòng. Đi vào cửa, rẽ trái đi về phía vườn ở một bên, và chui vào phòng. Phòng mà họ cho ở nhờ có 8 mét vuông, trông sang Trường Vỡ lòng.
     Tiếng trẻ em đọc bài vang lên. Họ đang học vỡ lòng. Tôi thì học mẫu giáo.
     Sau nhà có mấy cây lan hoa nở rất thơm. Các cây nhãn sum suê. Quả thì nhiều mà của nhà chủ, tôi chẳng được quả nào.
     Nhà của anh lái xe phía phố Phạm Đình Hổ cũng chật chội. Đông con anh ta bày mâm cơm ngay bên ngoài. Họ vẫn ăn uống đàng hoàng. Hình như để che mắt tôi về sự nghèo khó chung của xã hội ta sau hoà bình.
     Các món ăn bốc mùi thơm phức. Ngày nào cũng thấy họ ăn ngon.
     Tôi thì chỉ hôm giỗ được đến nhà ông ngoại là ăn ngon. Cả nhà đi bộ đến số nhà 15b phố Trần Hưng Đạo để dự. Tôi đập bụng ăn để về đến nhà là nôn ra tất. Tôi vẫn là thằng nhóc con đang học mẫu giáo, rồi vỡ lòng.
     Cái ăng gô mỡ lợn là ngon nhất. Khi nào đói, tôi lấy ngón tay quệt một ít nhét vào mồm. Ngon và béo, đỡ lạnh. Mùa đông Hà Nội rét mướt.
     Lúc này, bố tôi là sinh viên Trường Đại học Y - Dược Hà Nội. Trường có trụ sở ở phố Lê Thánh Tông. Tôi nhiều lần đi bộ đến Trường chơi. Học bổng của bố còn ít ỏi.
     Mẹ tôi đi dạy dân lập nuôi gia đình. Mẹ có đóng góp đáng kể nên cô giáo cho chơi chọi me là vậy.
     Phố Hàng Chuối là nơi ở đầu tiên mà tôi còn nhớ. Trước đấy, tôi không nhớ gì.

 

Phố Hàng Chuối ngày nay

     2. Những hoạt động khám phá

Từ phố Hàng Chuối, tôi hay đi bộ theo phố Phạm Đình Hồ ngược lên vườn hoa Paster chơi. Câu Lạc bộ Lao động ở ngay phố Tăng Bạt Hổ. Chỗ cái bể bơi ngày nay, xưa là bãi đất trống trong Câu lạc bộ dành cho rạp chiếu bóng ngoài trời.

Lũ trẻ con không có vé, nhà ở gần thì đứng bên ngoài. Chú Nguyễn Thụ, chú Lê Nam Trà là các bạn bố thì đi xe đạp vào xem phim. Họ còn trẻ, chưa xây dựng gia đình.

Chú Thụ lấy dì Hà, em ruột mẹ tôi. Chú sau này được làm Hiệu trưởng, Bí thư đảng ủy Trường Đại học Y Hà Nội một nhiệm kỳ. Chú người Hà Tĩnh.
Chú Lê Nam Trà thì đi Tiến sỹ ở Đức về và được làm Hiệu phó.

Từ vườn hoa Paster đi theo phố Lê Quý Đôn ngược lên đê sông Hồng. Đoạn sông này có nhiều cây gỗ. Chúng tôi bóc vỏ cây làm củi đun. Đi kiếm củi là đi bóc vỏ cây.

Nhiều lần đi chơi, nhà bị đồng nát viếng thăm. Họ hay trộm vặt.

Có lần, con cụ chủ cho tôi một viên đạn. Tôi chôn đầu đạn xuống đất, chìa cát tút lên và dùng đinh gõ vào. Nó nổ làm tôi vui vui.

Tôi từ nhỏ đã cô đơn, bố mẹ bận việc, không ai chăm sóc.

Ở phố Hàng Chuối được vài năm, bố về quê, đem từ quê ra một ông anh nuôi. Anh ta lớn hơn tôi chừng 6, 7 tuổi. Út nam chi trên, mồ côi bố từ nhỏ, anh Nguyễn Văn Sâm được bố mẹ nhận làm con nuôi.

Anh cả của anh Sâm tên là Linh. Nay anh ta khai tên thật là Nguyễn Hữu Mai.

Anh Sâm là vinh dự của chúng tôi. Lớn tuổi hơn, anh hay bày nhiều trò nghịch ngợm.

Hôm anh đèo xe đạp thằng Văn về báo là nó sợ nên đút chân vào bánh xe bị kẹt chảy máu.

Một lần anh đem cái mặt máu me về nói là bị bạn gái xô cửa đập vào.

Lần mò đi ngược đê sông Hồng, tôi lân la đến Nhà Bác cổ. Nhà bảo tàng lịch sử có sa bàn các trận thủy chiến của nhà Trần chống quân Nguyên.

Trần Duy Hưng, Trần Vỹ, Trần Tấn thay phiên nhau làm Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.

Tôi leo lên các bè nứa neo trên sông nghịch nước. Lúc này tôi chưa biết bơi. Có lần bị hụt chân tý nữa thì tôi bị chết đuối.

Hai năm mẫu giáo trôi qua. Rồi năm vỡ lòng.

Năm vỡ lòng tôi bị quai bị. Phải nghỉ 21 ngày. Sau hè tôi phải đến nhà cô giáo học hè thêm.

Vào năm học mới, tôi đi kiểm tra học lực còn chưa biết đánh vần một số chữ.

Lần đi chơi xa nhất là đi Đồ Sơn. Bố tôi cho đi cùng. Xe hơi của nhà trường. Đi cùng Bí thư đảng bộ trường. Bố tôi là Bí thư chi bộ.

Thời thơ ấu của tôi gắn liền với ngôi nhà ở phố Hàng Chuối. Tuy ở nhờ, nhưng quá trình quốc hữu hoá sắp xảy ra. Ngôi nhà có thể bị thành phố thu hồi. Chủ nhà lo ngay ngáy.

Bố tôi tốt nghiệp đại học năm 1960. Năm 1962, chúng tôi chuyển nhà về phố Thọ Lão. Khu tập thể trường Đại học Y - Dược là nơi ở tiếp theo. Bố được phân một phòng chừng 20 mét vuông. Công trình phụ và bếp riêng.

Tôi lên lớp 1 và được học trường Tiểu học Lê Ngọc Hân ở phố Lò Đúc.

          Lúc này tôi đã có thêm em Hương và em Văn.

          3. Phố Thọ Lão
          Chạy từ phố Lò Đúc xuống và rẽ sang phố Hương Viên, phố Thọ Lão có Khu tập thể trường Đại học Y -Dược. Phố Hương Viên thì có Trường THPT Trần Nhân Tông, nơi Yến Thanh (con gái tôi) học THPT.
          Sau khi tốt nghiệp Đại học Y - Dược năm 1960, bố được giữ lại trường làm cán bộ.
          Năm 1962 bố được bố nhiệm làm Trưởng phòng Giáo vụ nhà trường.
          Bố được phân một căn hộ ở phố Thọ Lão.
          Căn hộ lúc này nằm trên tầng hai, chỉ để ở, công trình phụ riêng ở cuối tầng.
          Khu Bếp ở tầng một.
          Trường Đại học Y - Dược lúc này đóng ở phố Lê Thánh Tông.
          Chúng tôi chuyển nhà về phố Thọ Lão.
          Những dãy nhà vĩnh cửu hai ba tầng chạy dài dọc phố nay ở sâu bên trong. Bên ngoài mặt tiền đã có xây khu buôn bán, nhà cửa san sát.
          Tôi bắt đầu học chơi bi, chơi xèng, chơi khăng...Các trò chơi tú lơ khơ, tam cúc cũng làm cho lũ con gái vui vẻ tham gia. Cái Hoa là quý tôi. Nó hay để ý đến tôi và muốn thân hơn những người khác. Tôi không biết theo truyền thuyết thì nó là con gái vua Hùng lấy Sơn Tinh là tôi theo đảng tên.
          Thế là lũ trẻ hăng hái gán ghép.
          -Đá Hoa Sơn mài, có đứa nói.
          Hàng ngày, tôi đi học ở Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân. Thế là sáng sáng tôi xách cặp đi bộ ngược lên phố Lò Đúc, đi ngược lên đầu phố một đoạn dài thì đến. Đi qua phố Nguyễn Công Trứ, qua rạp chiếu bóng Mê Linh. Trường Lê Ngọc Hân có khuôn viên rộng, ở phía đối diện với rạp chiếu bóng Mê Linh.
          Trưa cả bọn lại lôi thôi lếch thếch đi học về.
          Mẹ quý tôi, hay cho tiền tôi mua kẹo kéo ăn vặt.
          Phố Lò Đúc rộng và có nhiều xe cộ. Hai bên đường trồng nhiều cây cổ thụ mát mẻ.
          Bố lúc này hay đem về thỏ và chó thí nghiệm. Bố cùng anh Sâm làm thịt nấu rựa mận ăn dè.
          Nhà cửa có rộng hơn. Có sân chơi của khu tập thể trường là nơi vui vẻ mấy năm. Tôi học lớp một, rồi lớp hai. Khu tập thể trường Dược có sinh viên ở cùng. Thỉnh thoảng, họ cũng chơi bi với chúng tôi vui vẻ. Anh Sâm thì khoẻ và giỏi vật. Anh vật thắng anh Tiếp, một thanh niên cùng khu. Họ đã là thanh niên.
          Miền Bắc đi vào xây dựng Xã hội chủ nghĩa. Giai đoạn này tôi trải qua nhanh chóng.
          Lúc này ở miền Nam, sau khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt nam thành lập cuối năm 1960 thì Quân Giải phóng lớn lên nhanh chóng. Nghe nói Tướng Nguyễn Chí Thanh đi Nam chỉ huy thắng nhiều trận. Tướng Nguyễn Cao Kỳ trong Nam cũng đang phấn đấu lo đối phó. Chính phủ Ngô Đình Diệm lung lay.
          Lên lớp hai tôi lại học ở trường Trưng Trắc gần nhà hơn cho đúng tuyến. Đi học không phải lên dốc phía phố Lò Đúc mà đi ngược về phía phố Hương Viên. Trường hướng mặt về phía hồ Hai Bà Trưng gần Đền thờ Hai Bà Trưng.
          Tôi hay la cà đi chơi bên dưới phố Thọ Lão khu Đền thờ và hồ Hai Bà. Tất nhiên do hổng căn bản học phát âm chưa xong nên tôi học dốt.
          Bác Huỳnh Lý là giáo viên dạy văn có dich sách và cho tôi cuốn "Không Gia Đình" bác dịch từ tiếng Pháp. Tôi đọc lấy đọc để, Tây Du Ký tôi cũng thích đọc.
          Từ đấy tôi đọc thông viết thạo dần.
          Tôi được về thăm quê lần đầu tiên khi đang ở phố Thọ Lão.
          Tôi hay quên, đãng trí. Đi học thì quên áo len, xuống bếp quên áo len, bị mất. Nay tôi phải quay lại khu phố cũ nhiều lần để nhớ lại viết cho chính xác.
          Năm 1963, mẹ tôi sinh em trai út Nguyễn Việt Dũng.
          Năm 1964, nhà chúng tôi chuyển về Khu tập thể Kim Liên.
          Để tôi nhớ lại ngôi trường Tiểu học Trưng Trắc chị Phương hàng xóm cho 2 cô con gái học trường này. Mấy lần tôi đưa con gái đi học cấp III ở trường THPT Trần Nhân Tông có đèo thêm một cháu đi học hộ.
          Sau này chú Tuấn chồng chị Phương là sỹ quan cấp tá có ô tô con đưa Thanh đi học nhiều lần bằng xe hơi rất thân...
          Căn hộ ở phố Thọ Lão vẫn là nơi mà bố tôi được phân ở tập thể đầu tiên.
          Chính nhờ mấy năm thời niên thiếu này mà bố tôi sau này xin làm Giám đốc bệnh viện Thanh Nhàn thuộc quận Hai Bà Trưng để chúng tôi được quay về quận cũ sống tiếp để ôn nghèo nhớ khổ.
          Tử vi tướng số ai cũng thấy đầu đời vất vả, chỉ có hậu vận là sung sướng thôi, các bạn ạ.
       

          4. Lần thăm quê thứ nhất

Quê hương tôi không phải là Hà Nội. Tuy sinh ra và lớn lên ở thủ đô, tôi cũng được về thăm quê vài lần. Đấy là nơi bố tôi sinh ra và lớn lên.

Làng Vườn, nơi có con sông Dinh, sông Dền, chảy hung dữ về mùa nước, êm ả về mùa cạn, cách ga Chợ Si khoảng 10 km về phía Tây. Tàu hỏa thường đỗ không lâu. Đây là ga xép.

Từ Bắc vào, Yên Thành là huyện thứ hai, nằm sâu về phía Tây, phía tiếp giáp với Lào. Huyện Diễn Châu ở mặt đường Quốc lộ 1A, nơi có ga Chợ Si, có đường sắt cắt ngang.

Thế là chúng tôi xuống tầu, đi bộ từ Diễn Châu về huyện nhà.

Quê tôi là thôn Minh Châu, xã Văn Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.

Lần về quê đầu tiên tôi mới 7, 8 tuổi. Lúc này, xã chia cho bố tôi là đảng viên, có tham gia bộ đội chống Pháp hai gian nhà ngói và một sào vườn. Bố cho chú Thai em trai bố ở nhờ cùng gia đình.

Nhà tôi đang ở Hà Nội. Nhà O chị ruột bố thì ở Vĩnh Phúc. O làm cấp dưỡng trong Quân Y viện 9 cách thị xã Vĩnh Yên 5 km. Bên chồng O là gia đình cách mạng, liệt sỹ trung ương ủy viên...

Lúc này nhà chú Thai cũng đông con. Thường, Hoa, Trung, Tư đều đang thiếu niên. Thường sinh năm 1956, sau tôi một tuổi. Hoa là con gái. Thằng Tư là hay theo tôi chạy chơi trong xóm.

Cu Tý mới sinh còn ẵm ngửa. Nó yếu sức khoẻ không phải đi lính. Còn lại ba anh kia đi bộ đội hết.

Nhà chú Ngân hàng xóm được chia miếng đất liền kề xưa là khu bếp của ông Nội tôi. Chú ta cũng sinh mấy đứa con trai và cho đi bộ đội. Hai hộ cùng tộc Nguyễn. Miếng đất thứ ba mới chia cho bên khác Nguyễn.

Khu đất, hai cái ao sen, ngôi nhà ngói 5 gian, khu bếp nguyên là của ông nội tôi. Lúc tôi về thăm quê, ông bà nội tôi đã mất. Khu đất chia ba này chưa xây ngăn bằng gạch tổ ong. Hai cái ao sen vẫn còn. Lối đi phía trước cũng đi được.

Nay thì ba nhà xây gạch tổ ong ngăn ra đàng hoàng. Con ngõ chạy qua nhà anh Soa Trưởng tộc Nguyễn, chạy qua nhà thờ họ Nguyễn, qua nhà chị Hường đi xuống. Bên đối diện là nhà anh Xuyến, nhà chú Ngân và nhà bố. Ngõ rộng, xe hơi đi lọt. Lần nào về quê đi xe hơi đều để đậu trong sân.
          Xưa mấy khóm tre dầy che ngôi nhà thân thiện của chị Hường. Hình như chị Hường là bà con xa. Tôi có cảm tình với chị.

Hai vợ chồng chú Thai đào một cái giếng con lấy nước ăn. Cạnh giếng trồng mấy cây cải xanh. Rau hiếm, bữa canh chỉ tỉa vài lá cải xanh nấu. Còn là canh rau lang.

Hai cây bưởi bố trồng cũng có quả, nhưng chua.

Cơn lũ tràn về làm nước sông dâng to. Bố mẹ tôi sang bên xã Nhân Thành thăm quê mẹ. Họ cho tôi ở lại. Ở nhờ một nhà cạnh sông chờ họ về.

Những lần sau, khi về đều có anh Sâm đi cùng. Tuy thế, tình anh em vui vẻ. Anh ta ở đâu mất bên anh Mai. Khi về thì lại đến đón ra Bắc.

Mấy lần về thăm quê bố mua thêm hai gian nhà nữa là bốn.
          Bố mẹ tôi di chúc cho em Tư và Hoa toàn bộ phần đất và nhà. 

 

Nhà chú Nguyễn Văn Tư, em họ ở quê

 

5.Khu tập thể Kim Liên

Trường Đại học Y Hà Nội được tách khỏi Trường Đại học Y - Dược và xây trụ sở mới ở phường Khương Thượng, quận Đống Đa cùng với Khu tập thể Kim Liên thuộc phường Kim Liên liền kề khánh thành năm 1964.

Bố được phân về Trường Đại học Y Hà Nội. Trường ở phố Tôn Thất Tùng, phường Khương Thượng, quận Đống Đa.

Cán bộ của Trường được chia 4 căn hộ ở tầng ba, từ phòng 301 đến 304, Nhà C2 phường Kim Liên, quận Đống Đa. Phòng của bố là phòng 304. Căn hộ có 2 phòng, diện tích ở 32 mét vuông, công trình phụ riêng.

Chúng tôi chuyển nhà đến phòng 304 ở.

Lúc này cửa còn đi chung hai hộ một cửa ra vào. Công trình phụ chung. Bên phòng 303 là ba chú Thụ, Trà và Kiêm. Họ là các bác sỹ cùng khoá với bố đang sống tập thể độc thân.

Hai phòng của ông Bảo và ông Khánh 301 và 302 ở đầu tầng.

Tôi học ở Trường Tiểu học Kim Liên lớp ba năm học 1964 - 1965. 


Trường Tiểu học Kim Liên

Khuôn viên trường Tiểu học Kim Liên rộng, có toà nhà ba tầng làm phòng học. Trường ở khu B, gần nhà.

Ba ngôi nhà chung cư C1, C2, C3 xây vĩnh cửu dọc phố Lương Đình Của. Bên trong có cái hồ nước thải có nhiều cá rô và nhiều đất trống trồng rau . Nhà của bố là nhà C2.

Như vậy là nhà bố ở gần trường Đại học Y Hà Nội nên đi làm gần, rất tiện.       Bệnh viện Bạch Mai là nơi bố làm Trưởng khoa Thận C6 cũng là nơi làm việc của bố.

Lúc này mẹ đi dạy học ở Trường phổ thông cấp I+II Nguyễn Huệ ở phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm. Xa nên mẹ đi làm bằng xe đạp.

 Lớp 3 Tiểu học Kim Liên chụp với mẹ và các em

Chúng tôi sống hoà thuận trong căn hộ mới. Tôi học lớp ba khá môn Văn. Bài văn viết về tấm gương của anh Liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi, người Quảng Nam, ám sát hụt Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mắcnamara được trường khen. Tôi nhớ trường Lê Ngọc Hân và trường Kim Liên là hai trường tiểu học nổi tiếng ở Hà Nội mà tôi được học.

  Không lâu sau (năm 1965) thì anh Sâm đi bộ đội chống Mỹ cứu nước và bố đi Trung Quốc học thực tập sinh.

Chúng tôi thì chia nhau đi sơ tán.

Chiến tranh phá hoại bắt đầu. Tôi học lớp 4 ở nơi sơ tán là xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội.

6. Chiến tranh phá hoại

Anh Nguyễn Văn Sâm đi bộ đội năm 1965. Từ phố Thọ Lão, anh đã dùng máu viết quyết tâm thư xin đi bộ đội chống Mỹ cứu nước. Bố thì được đi Trung Quốc học thực tập sinh.

Chiến tranh phá hoại bắt đầu. Máy bay Mỹ ném bom miền Bắc Việt Nam.

Tin tức về những cuộc đánh phá cầu Hàm Rồng ở Thanh Hoá. Những máy bay đầu tiên của Mỹ bị bắn rơi. Thần Sấm F105A, Con Ma F4H...

Bác Nguyễn Văn Giá là chồng dì Phan Thị Bộ đang là đại úy. Bác gửi vợ và hai con trai sang xã Cổ Loa, huyện Đông Anh đi sơ tán. Mẹ tôi gửi tôi sang ở nhờ và học lớp bốn năm học 1965 - 1966.

Xóm Chùa, nơi tôi ở là danh thắng cấp Nhà nước quản lý. Đền thờ An Dương Vương, hồ Mỵ Châu - Trọng Thuỷ, Loa Thành là nơi mình sống hơn một năm.

Tôi học lớp 4 khá dần lên, bạn bè quý mến. Hay đi học tổ và quen biết nhau trong xóm.

Bắt ve sầu là thú vui nhiều ngày. Tối ve lên lột xác ở các gốc cây, dùng nhựa dính ve trên các cành cây, nướng ve ăn ngon và thơm như châu chấu rang.

Tôi còn đi bắt ếch, chẫu chuộc trong hầm cá nhân. Câu cá cờ, cá rô con trong ao của nhà chủ.

Lúc này tôi còn nhỏ, thành tích là bắn được một con chim rẻ quạt. Nó bị thương, tôi nuôi được vài ngày. Mẹ cho tôi một cái súng cao su.

Máy bay Mỹ có bay qua các trận địa pháo bố trí gần xóm. Cao xạ pháo bắn lên khá chụm. Nhìn chung trông các đốm khói bao quanh máy bay rất gần. Mọi người hài lòng.

Số máy bay bị bắn rơi ngày càng tăng.

Nhưng ta cũng bị thiệt hại. Kho xăng Đức Giang bị ném bom trúng cháy hai ngày liền. Cầu Đuống gãy làm đôi. Giao thông tắc nghẽn.

Mẹ chủ nhật có sang thăm. Mẹ đem sang cuốn 400 bài toán tập. Làm xong là khá toán. Có một bài bà phải về Hà Nội hỏi các cô đáp án cho tôi.

Chiến tranh ác liệt dần, mẹ phải gửi cả em Dũng sang Đông Anh ở với tôi.

Nhà chủ có xây một gian cho chúng tôi ở nhờ. Sau này họ dùng làm bếp.

Tổng kho Đông Anh của Cục Đường Sắt Việt nam là nơi tôi hay đến làm việc sau này rất gần nhà ông Vĩnh, nơi ở nhờ cũ. Họ chẳng mặn mà nên tôi chưa dám quay lại thăm nom.

Lớp 4 có thi lên cấp. Tôi lên cấp 2 học lớp 5 Trường Quyết Tâm A ở xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Trường tổ chức đào giao thông hào, hầm chữ A phòng bom Mỹ, xây các lớp học nửa chìm xuống đất phòng bom đạn. Từ lớp học theo giao thông hào dẫn học sinh chạy ra khỏi lớp tản vào các hầm chữ A trú bom. Mãi khi tôi rút về huyện Chương Mỹ, Mỹ mới ném bom xuống lớp học, bạn bè chết bom một số.

Bác Giá tối thứ bẩy lại về thăm vợ con. Bác đi chợ sớm chủ nhật, mua thức ăn tươi cho tuần rồi lại về Hà Nội.

Tôi thì mua rau và khoai tây, cà chua, đi chợ thường.

Trường Nguyễn Huệ ở phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm chuyển thành trường nội trú cấp I, II và sơ tán lên huyện Chương Mỹ. Mẹ được tham gia giảng dạy ở trường. Là giáo viên trong trường nội trú.

Bố về nước do Trung Quốc có Cách mạng Văn hoá.

Chuẩn bị đi Tiệp Khắc, bố cho chúng tôi sơ tán về huyện Chương Mỹ ở với mẹ hết.

Nhà cho cô Ngọc, bác sỹ ở nhờ. Chúng tôi đi sơ tán. Thời gian ở Đông Anh sơ tán chúng tôi sống rất hoà thuận. Dì Bộ thường cho ăn cháo đỗ đen bổ thần kinh, hay kể chuyện cổ tích. Những câu chuyện của dì làm tôi học môn văn khá dần lên. Dì khoe được ông ngoại cho học Trường trung học cơ sở thời xưa ở Huế chứ mẹ tôi chỉ được học hết tiểu học. Dì làm nội trợ, đan len kiếm sống.

Mẹ tôi dạy tiểu học cấp 1 và học tại chức đỗ Trung cấp sư phạm.

7. Xã Phú Nam An

Xã Phú Nam An nơi chúng tôi học nội trú có con sông Đáy chảy hiền hoà, nước trong vắt. Nước sông thường được gánh về ăn mà không phải đào giếng. Chúng tôi ở bãi sông bên trong đê. Hàng ngày tắm và tập bơi thuận tiện. Tôi biết bơi chó, rồi bơi ếch.

Đầu tiên, mẹ con chúng tôi ở nhờ nhà ông Ất. Ông có xây thêm một gian bếp cho chúng tôi ở. Ông không có con, nuôi một cậu con nuôi. Nó là con trai. Tôi lớn hơn nó một ít.

Lúc này, ông Ất còn là thanh niên trẻ và đẹp trai. Vợ thì già hơn và họ sống chung với cậu con nuôi. Bố tôi có mua hộ thuốc bổ cho ông uống xem vợ ông có đẻ được ai không.

Tôi thì đi kiếm củi để thăm dò, thuộc đường quê. Củi đun mỳ sợi nấu ăn sáng. Trưa, chiều thì nhà bếp "Trường nội trú Tiểu học và THCS Nguyễn Huệ" nấu hộ. Mình nộp tiêu chuẩn gạo và tiền. Tôi học tiếp học kỳ 2 lớp năm năm 1966-1967.

Tụi trẻ vẫn mê anh Sâm. Họ vật thua anh ta. Nay anh ta đi bộ đội, họ thích đi theo. Tôi cũng bị họ thách vật. Một thằng trỏ vào tôi và nhận lời.

Tôi chẳng được như anh mình, liền bị nó vật ngã. Tôi đấm lên, nó liền đấm xuống làm tôi chịu thua. Khi mình thua rồi thì họ không đánh nữa.

Từ trường Lê Ngọc Hân, tôi thua đến trường Quyết Tâm A ở Đông Anh. Tôi chỉ là thằng học giỏi.

Một hôm, tôi đang ôm mẩu thân cây chuối tập bơi thì thằng lùn tới. Nó bơi nhanh ra và lôi cây chuối ra. Tôi không biết bơi nên uống nước và khó khăn lắm mới bơi chó vào bờ.

Lên bờ, nó lại xông vào định vật tôi xuống. Hai tay nó giơ ra vòng cung.

Không hiểu sao tôi lại giỏi võ đến thế. Tôi giáng cho nó hai quả thôi sơn vào mặt. Máu mũi nó tóe ra. Nó cầm cát ném lại. Tôi bỏ chạy về nhà.

Tối hôm ấy, mẹ tôi phải đến nhà anh ta xin lỗi. Họ bỏ qua, nhưng cũng biết là tôi cũng biết đánh nhau.

Tôi còn câu được cá mương, cá cờ con con. Sông có nhiều trai, hến, tôi mò bắt cải thiện. Nhà tôi sau khi Bố đi học ở Tịệp Khắc thì chuyển về nhà ông Duy ở cuối xóm ở nhờ.

Cái nhà thờ thiên chúa giáo ở giữa xóm có khuôn viên. Họ theo đạo thiên chúa giáo. Sân nhà thờ bao quanh nhà thờ lát gạch. Bên cạnh là sân kho Hợp Tác xã. Tôi hàng ngày phải gánh 2 gánh nước về lấy nước dùng. Việc này coi như là nặng nhọc nhất của tuổi trẻ. Nước mưa chảy từ sân Hợp tác xã, sân nhà thờ vào cái giếng để làm nước ăn. Dân vẫn gánh nước giếng về ăn do giếng ở gần nhà hơn sông.

Tôi khi thì gánh nước giếng, khi gánh nước sông.

Anh Lê Xuân Đình là con trai cả của ông Duy. Anh cũng giỏi kiếm ăn. Chúng tôi đi đánh chẫu chuộc, ếch dọc các bờ ao trong thôn.
          Tôi  dùng gậy chọc chọc các bụi cây ven ao. Anh Đình thì đứng dưới ao dùng lưới đón. Ếch thấy động nhảy xuống ao rơi vào lưới. Anh ta bắt cho vào cái giỏ đeo bên hông. Đình còn đi đào sắn dây trong vườn bà con họ cho anh ta. Anh ta lớn lên nhanh chóng.

Một lần thằng lùn tới. Tôi vẫn chưa biết tên anh ta. Nó chọn anh Đình để gây sự. Nó muốn trả thù. Đình đành chuẩn bị đánh nhau với nó. Tôi làm trọng tài.

Không hiểu nó học võ ở đâu ra mà đánh anh Đình chảy máu mũi. Chúng tôi thua. Tôi chỉ xông vào đánh hôi sơ sơ. Nó chẳng thấy đau.

Ông Duy bố anh Đình mới tìm nó đánh trả thù. Nó bỏ chạy.

Nó là đầu gấu.

Ba năm liền tôi học khá giỏi A2. Mấy cô thôn nữ quý tôi và ngồi cạnh. Tôi làm cho thằng Ca mấy bài toán. Nó học giỏi Văn. Giúp nó có phần thưởng của Bác Hồ.

Năm học 1968 - 1969 lớp bẩy cũ tôi chỉ còn là người thứ ba trong lớp. Ca, Huân và tôi.

Đầu năm học 1969 - 1970 ngày 2/9/1969, Bác mất. Lúc này Bố đang đi học ở Tiệp Khắc. Cả nước khóc như ri. Quảng trường Ba Đình có Lễ tang. Chú Thụ đi dự.

8. Lên Cấp Ba

Mẹ tôi phấn đấu dạy Văn cấp hai mặc dù bà chỉ có Bằng trung cấp sư phạm Văn. Bà Bảo hiệu trưởng động viên:

- Trường không có giáo viên nào chịu đi sơ tán dạy Văn cả. Chị dạy hộ em mấy năm nhé?

Thế là mẹ tôi nhận lời.  Lúc này bà Cam, chị ruột mẹ tôi cũng đang dạy Văn cấp hai. Mẹ sai tôi đến nhà dì Cam chép lại giáo án cho bà chuẩn bị giảng dạy. Tôi chép chữ xấu quá may mà mẹ tôi vẫn đọc ra.

Số nhà 15 phố Thi Sách của Giáo sư Huỳnh Lý chồng dì Cam vì thế trở nên thân thiết với tôi. Chúng tôi thân nhau với các con dì Cam.

Chồng dì Cam dạy đại học sư phạm I môn Văn nổi tiếng. Xưa ông là Trưởng khoa Văn trường Đại học sư phạm Vinh, Nghệ An.

Tôi về quê sau khi đỗ cấp hai (lớp 7). Thế mà ở quê xưa học thấp, như tôi là có học rồi. Anh Mai trưởng Nguyễn Chi trên mời cơm và cho 1 đồng mừng tuổi.

Năm học 1969 - 1970 tôi lên cấp ba, học lớp 8. Thi vào Trường THPT Việt Đức thuộc quận Hoàn Kiếm. Lúc này tên trường còn là Trường THPT Hà Nội.

Chúng tôi đi sơ tán tiếp ở Bình Đà, gần nội thành Hà Nội hơn. Học nội trú cấp ba.

Nhà ông thợ may cho tôi và Huân ở nhờ.

Ở Hà Nội, nhà Huân ở phố Hàng Bài, nên học cùng trường. Trường ở phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm.

Anh Sâm có lên trường thăm tôi. Anh mượn xe đạp đèo tôi về Hà Nội chơi. Chia tay anh đi B. Anh em đi tiệm chụp một cái ảnh làm kỷ niệm.



Anh em đi chụp một cái ảnh làm kỷ niệm

Mẹ và các em thì tiếp tục dạy và học ở xã Phú Nam An.

Đầu năm 1970, Mỹ ném bom hạn chế từ vỹ tuyến 19 trở vào. Chúng tôi được về Hà Nội học.

Lúc này lớp trưởng lớp 8 là anh Lâm Hoàng Vinh. Anh ta cũng đầu gấu. Anh người Hà Đông phái Sư tử mà cũng nhận thua. Vinh lên lớp trưởng.

Anh Đình lại ở nhờ nhà tôi học hết lớp 7. Sau anh thi trượt lớp 8 về quê ở.

Tôi vào Đoàn năm lớp 8 tháng ba năm 1970.

Xã Phú Nam An có Bộ trưởng Lê Ngọc Hoàn. Ông làm Bộ trưởng Bộ GTVT. Tôi không dám nhờ vả gì. Nhìn chung được đi đội phó, đánh nhau thua Lê Anh Tuấn, tôi phải về nước.

Cho đến nay tôi vẫn không phải là giỏi võ nữa.

Anh Quân là thằng lùn nay đang làm cùng cơ quan. Anh đi bộ đội Chống Mỹ cứu nước về học đại học tại chức. Anh là đảng viên, có nhiệm kỳ được làm Bí thư chi bộ phòng Tài chính Kế toán.

Tất nhiên tôi cao hơn và cũng còn khỏe nên không sợ anh ta. Anh ta cũng không gây gổ gì.

Lê Xuân Đình thì bị chết trận trong Chống Mỹ cứu nước. Liệt sỹ. Học kỳ I năm 1970 lớp 8 và lớp 8, lớp 9 cũ, tôi học sút đi, chỉ còn học sinh khá A3. Mấy lần đi thăm Chùa Hương, khi xe ô tô đi qua một đoạn đê mà bên kia sông là xã Phú Nam An, tôi lại xúc động. Tôi vẫn chưa dám quay lại thăm xã Phú Nam An.

 

9. Lần gặp Thủ tướng đầu tiên

Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa lúc này có quan hệ ngoại giao tốt với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Hôm Thủ tướng nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa sang thăm nước ta, chúng tôi được đi đón. Nơi gặp là Nhà khách Chính phủ cạnh Ngân hàng quốc gia Việt Nam.

Chúng tôi xếp hàng đứng bên vườn hoa Con Cóc  nhìn sang Nhà khách Chính phủ để đón. Thủ tướng Việt Nam dân chủ cộng hòa Phạm Văn Đồng đi xe Vonga đen theo phố Lê Lai đến trước. Thủ tướng bước ra khỏi xe. Ông mặc complê đen, còn trẻ, cao, đẹp trai. Các Bộ trưởng xếp hàng đứng quay mặt ra hướng vườn hoa Grăng Đi. Họ cùng chờ đoàn xe của Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai. Cuối cùng thì đoàn xe của Thủ tướng Chu Ân Lai đến. Thủ tướng bước ra khỏi xe. Ông mặc complê màu sáng, đi ô.

-Nhiệt liệt chào mừng Thủ tướng nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa sang thăm nước ta, có tiếng hô.

-Nhiệt liệt, nhiệt liệt, nhiệt liệt, chúng tôi hô.

Hai Thủ tướng bắt tay và ôm hôn nhau nhau xã giao. Thủ tướng Chu Ân Lai cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng đi bắt tay các Bộ trưởng Việt Nam dân chủ cộng hòa... Lát sau, họ dắt nhau đi vào Nhà khách Chính Phủ hội đàm. Chúng tôi quay về Trường THPT Hà Nội học tiếp.

Tôi sau này do tham gia nhiều dự án chính phủ đầu tư nên được gặp nhiều thủ tướng trong Lễ Khởi công, Khánh thành dự án.

Thủ tưởng Đỗ Mười được gặp nhân khánh thành cầu Thăng Long năm 1985 lúc ông đang là Phó Thủ tướng.

Thủ tướng Võ Văn Kiệt được gặp nhân khánh thành dự án đường ô tô cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài năm 1994 ở Sân bay Nội Bài, khánh thành cầu Bình Hải Dương năm 1995 và cầu Việt Trì Phú Thọ cùng năm 1995.

Thủ tướng Phan Văn Khải được gặp nhân Khởi công dự án cầu Thanh Trì năm 2002 ở chân cầu đoạn qua đê sông Hồng trong bãi sông bờ Nam thuộc Hà Nội.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp nhân khánh thành gói 1 cầu Thanh Trì tháng 2 năm 2007 bờ Nam sông Hồng chân cầu Thanh Trì, Hà Nội.

Song thế là tôi chỉ được gặp Thủ tướng Phạm Văn Đồng có 1 lần.

Do bản thân và cơ quan phấn đấu có hạn, tôi trước khi nghỉ hưu mới được bằng khen của Bộ trưởng Bộ GTVT đầu năm 2015.

 

10. Đoàn thanh niên lao động Hồ Chí Minh 

Tôi được kết nạp vào Đoàn thanh niên lao động Việt Nam tháng ba năm 1970.           Như tôi đã thú nhận, mình cứ học giỏi là được bạn bè yêu mến và được vào Đoàn. Chị Nguyễn Thị Thanh Tùng, Phó Bí thư chi đoàn và anh Cao Thu Tỉnh bạn cùng lớp 8A giới thiệu tôi vào Đoàn. Năm lớp 10 cũ Tùng thi tốt nghiệp loại giỏi được 33 điểm hơn tôi 1 điểm. Tùng đi học nước ngoài và học ở Peterburg, Cộng hoà liên bang Nga.

Cao Thu Tỉnh học Trường THPT Hà Nội A1. Lên lớp 9 thì chia trường. Bà Lê Thị Diễm Tuyết là Hiệu trưởng. Tôi và Tùng học Trường THPT Hà Nội A2. Cô Quách Yến Vinh là Hiệu trưởng. Chúng tôi rất tự hào vì Trường được mang tên thủ đô Hà Nội.

Cuối lớp 10 thì hai trường sát nhập và bà Lê Thị Diễm Tuyết là Hiệu trưởng. Nay thì Trường đã đổi tên thành Trường THPT Việt Đức.

Đoàn Thanh niên lao động Việt Nam lúc này được đổi tên và mang tên Bác là Đoàn thanh niên lao động Hồ Chí Minh. Song nhiều Giấy khen vẫn không in mới nên vẫn đề là Đoàn thanh niên lao động Việt Nam.

  • Từ 25/10/1956 đến 1970: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam
  • Từ 2/1970 đến 11/1976: Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh
  • Từ 12/1976 đến nay: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Việc kết nạp tôi trong thẻ Đoàn ghi ngày 26/3/1970 là đoàn viên Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh song quyết định kết nạp thất lạc, tôi chỉ còn thẻ Đoàn.

Thẻ thứ nhất để đi học nước ngoài, về nước đổi thẻ thứ 2.

Góc phố Lý Thường Kiệt cắt phố Quang Trung là nơi Trường có khuôn viên bao quanh sâu vào bên trong. Học sinh tan học hay đứng ở đối diện với cổng Trường trên vỉa hè bên kia đường cà khịa nhau. Mũ cối được dùng làm vũ khí. Vỏ mũ cứng đỡ được mảnh đạn, mảnh bom. Quần áo quân đội được học sinh mặc và là niềm tự hào. Lớp 9 và lớp 10 ai đủ tuổi là tham gia nghĩa vụ quân sự. Sau chiến tranh sẽ học tiếp. Ai đi lính sẽ được vào Đoàn trước. Đoàn đổi tên là Đoàn thanh niên lao động Hồ Chí Minh. Số đi bộ đội trước tham gia đi B. Đánh nhau mấy trận là có giấy báo tử. Vài bạn hy sinh.

Lúc này, số sinh 1955 mới 15, 16 tuổi chưa đủ tuổi mới được học hết lớp 10 cũ. Ai cũng viết đơn tình nguyện đi bộ đội. Phái ông cố vấn Lê Đức Thọ từ Hội nghị Paris, Pháp về nước nói về việc Mỹ đồng ý ký Hiệp định Paris, về bồi thường chiến tranh. Họ nói về dầu lửa, về tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam. Cuộc chiến tranh có thể kết thúc giai đoạn I. Mỹ rút về nước.

          Thi lớp 10 tôi đỗ. Thi đại học, sơ tán sang Hưng Yên thi, cũng đỗ. Đỗ cao (24,5 điểm) nên được chọn đi học nước ngoài.
          Lúc này, bố đỗ Phó Tiến sỹ Y khoa về nước phục vụ tiếp. Máy bay Mỹ ném bom bệnh viện Bạch Mai, nơi bố làm việc. Trạm xá Kim Liên bị bom ném trúng, khói nghi ngút. Bông băng cháy. Khu tập thể Kim Liên bị Mỹ đe dọa. Nhà ăn tập thể Kim Liên bị bom Mỹ ném ngay cạnh, thành một cái hố to và sâu ngay giữa lòng đường Phạm Ngọc Thạch. Chiến tranh phá hoại ác liệt.

          Chúng tôi tập trung đi học nước ngoài. Cuộc đời của tôi lại qua một bước ngoặt nữa. Tôi nhớ mãi câu nói của Paven Corsaghin: "Cái quý nhất của đời người là cuộc sống. Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ty tiện và đớn hèn, để đến khi nhắm mắt, xuôi tay, ta có thể nói rằng: Tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã cống hiến cho một sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp giải phóng loài người."

           Những năm tháng thanh niên, tôi đã sống, học tập, lao động và làm việc theo câu nói đó. Chỉ tiếc rằng tôi không ở lại tham gia quân ngũ ngay sau khi thi đỗ vào đại học mà đi học nước ngoài ngay. Nhưng kết quả là tôi có Bằng đại học và tham gia hữu ích vào cuộc sống xây dựng hòa bình sau khi về nước. Tôi không thấy việc lựa chọn của mình là sai.

          Tất nhiên là phái quân đội, thanh niên xung phong học tại chức tranh chấp nhau sau chiến tranh và kết quả là họ phấn đấu và đánh giá tôi chưa được cao. Ba lần đi nước ngoài là ba lần thử thách. Nhìn chung tôi đều về nước và tiếp tục phấn đấu. Đoàn là tổ chức thanh niên mà tôi dựa vào để phấn đấu sống độc thân đến năm 37 tuổi.

  Ngả rẽ mà tôi chọn để phấn đấu cũng là ước mơ của biết bao thanh niên: Đi học nước ngoài.

          11. Bố tôi
         
Năm 1972, bố tôi còn đang học Phó Tiến sỹ ở Tiệp Khắc. Lúc này nước Tiệp Khắc rộng lớn gồm Cộng hoà Séc và Cộng hoà Slovac. Tốt nghiệp Phó tiến sỹ, bố lên đường về nước phục vụ tiếp.
          Về đến Matxcơva, bố đến thăm chị Phan Thị Nhung, con gái bà chị ruột đang học đại học ở thủ đô Liên Xô cũ. Hai tuần trôi qua nhanh chóng, bố lên đường về nước. Bố đi tầu hỏa về Hà Nội.
          Chị Phan Thị Nhung là con gái, trưởng nữ của ông Phan Xuân Tâm. Ông Tâm là con trai cả của Liệt sỹ Phan Đăng Lưu, nguyên Ủy viên trung ương đảng, Bí thư xứ ủy Nam kỳ. Chị Nhung học kỹ sư máy hóa ở trường Hoá Matxcơva.
          Lúc này bố cũng không ngờ tôi sẽ được đi học ở Kiev, thủ đô Ukraina thuộc Liên Xô cũ. Gia đình vẫn nhớ bố có đem về một món ăn ngon. Lòng đỏ trứng gà để trong một cái lọ thuỷ tinh pha lê pha rượu để được lâu. Cái xe đạp Favơrit bố gửi về từ trước cũng rất đáng quý. Nó giúp tôi đi học năm lớp 10, đi thi vào đại học ở Hưng Yên. Cái áo bludông cũng rất ấm.
          Thi đại học xong, đạp xe đạp từ Hưng Yên về, tôi thấy có nhiều đồ đạc lạ để trong nhà. Tưởng là bố về, té ra là ông gửi tầu hỏa về trước. Hôm bố về, liên hoan xong, mẹ tôi sang trường Đại học Y Hà Nội báo tin bố tôi đỗ Phó Tiến sỹ về nước. Phòng cán bộ vui vẻ nhận bố trí việc làm cho bố. Nghe đâu do đỗ đạt nên cũng được xếp gần bằng các cán bộ đang làm việc cùng khóa trong nước. Mức lương là 100 đồng.
          Lúc này đang Chống Mỹ cứu nước. Đi nước ngoài là thiệt thòi. Sau Chống Mỹ bố chỉ được Huân chương Chống Mỹ cứu nước hạng Ba. Mẹ tôi được Huân chương Chống Mỹ cứu nước hạng nhì.
          Nhà cửa lúc này đã trở nên chật chội. Anh Sâm đi bộ đội. Bốn anh em chúng tôi đã lớn. Bố đo chiều cao thấy tôi đã cao gần 1,65 mét thì rất phấn khởi.
          -Chống Mỹ khổ thể mà con lớn gần bằng bố rồi.
          May bố có bằng Tiến sỹ nên công danh thuận lợi hơn, sau này lên đến cấp cao, được phong Giáo sư.
          Tôi Son Nguyen, Dongson Nguyen thì chỉ là chuyên viên vượt khung tổng hệ số lương 5,43 trước khi nghỉ hưu.
          Lương hưu của bố cụ Võ Văn Kiệt trả thấp 5,85 song lúc ấy là đủ được chôn ở Nghĩa trang Thanh Tước.
          Đấy là hè năm 1972.

12. Chú Thuần

Chú Thuần, một cán bộ Giảng dạy của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội có hứa xem hộ điểm thi Đại học cho tôi. Chú vui vẻ báo tin tôi được 24,5 điểm. Tôi đỗ Ngành Năng lượng Điện. Sau khi tôi được Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp lấy danh sách tuyển đi học nước ngoài thì họ gạch tên tôi khỏi số thi đỗ vào Trường.

-Không biết vì sao cháu lại bị gạch tên khỏi danh sách thi đỗ rồi, chú tôi dọa?

Chú Thuần người Hà Tĩnh là em ruột của chú Thụ. Chú Thụ mới là chồng dì Hà. Dì Hà lại là em ruột Mẹ tôi. Thành ra chú Thuần là ông chú theo bà con là như vậy. Bạn bè thì đoán già đoán non là tôi được tuyển đi học nước ngoài. Họ đã mách tôi là nên thi khối A có nhiều chỉ tiêu đi học nuớc ngoài hơn để cùng đi với nhau. Nhưng họ chê tôi dốt, có thế mà cũng không đoán ra.

-Cảnh sát khu vực họ nói là anh Sơn nay tốt nghiệp lớp 10 rồi, có đi bộ đội không theo đơn tình nguyện anh Sơn đã viết để họ gửi giấy gọi?

Mẹ tôi cho anh Sâm đi bộ đội rồi. Bà không muốn tôi phải đi chết bom, chết đạn như anh Huỳnh Phan Lê

-Đợi Bố nó về đã. Ông Xang cũng sắp về nước. Ông đỗ Phó Tiến sỹ rồi, mẹ tôi trả lời.

Bố tôi về nuớc và hứa lên Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp hỏi tin

-Con đang được xét tuyển đi học nuớc ngoài. Bố tôi nói.

Tôi vẫn nhớ chiều hôm Bộ Đại học xét 8 chỉ tiêu đi học ở Kiev - Ukraina . Họ cho tôi vào danh sách tên. Đấy là xét bổ sung đi Liên Xô cũ. Ngành học mới, bạn mời du học.

-Cứ đi học đi đã, sau này về sẽ xắp xếp công tác sau. Khó thì cho chuyển ngành làm nghề khác cũng được. Mấy bác ở Bộ Đại học nói. Có trình độ Đại học là được thôi mà.

Bố tôi hình như sắm quà đi lễ cho họ nửa cân len Tiệp. Thế là tôi được đi học nuớc ngoài.

-Con cứ đi học cho được cái thứ tiếng Nga khá khó. Bằng Đại học nữa. Gia đình chờ con thắng lợi trở về.

Anh Nguyễn Văn Báu con trai bác Đạt, bạn bố thì khoe

-Tớ là Ủy viên Ban chấp hành Đoàn Trường. Tớ cũng đi học nước ngoài. Cậu phải giúp tớ nhé. Cậu vẫn chưa lên Ủy viên Ban chấp hành chi Đoàn à?

Thế mà mãi sang làm lưu học sinh năm thứ hai, tôi mới lên được Ủy viên Ban chấp hành chi Đoàn lưu học sinh Trường Đại học xây dựng Kiev - Ukraina như anh Báu mách.Tôi hay văn. Nhân vật lý tuởng của tôi là Pa Ven Coocsaghin trong tuyểu thuyết "Thép đã tôi thế đấy". Anh ta quê ở Ukraina. Thế là tôi được đi học ở quê hương một lãnh tụ thanh niên thế giới.

Lúc này tôi vẫn chưa biết gì và chỉ nghe phong phanh là được đi học ở nước ngoài là được.

Chú (ông) Thuần nay đã mất. Chú có hai cô con gái một bề đều đã lên mẹ rồi.

13. Tập trung lên Thái Nguyên

Giấy gọi đi học nước ngoài rất gấp. Tôi không kịp về quê thăm quê lần cuối. Cô Thu Ba, Bí thư chi bộ, giáo viên chủ nhiệm lớp 10C chia tay chúng tôi có nhà ở cạnh Bộ Lâm Nghiệp. Anh Lâm anh của anh Sâm lúc này đã đỗ Trung cấp giao thông vận tải đang đi làm.

-Giải quyết cho các em đi học nước ngoài lúc này là thượng sách. Hội nghị Paris về Việt Nam sắp kết thúc. Hòa bình sẽ được lập lại. Đào tạo cán bộ cho tương lai.

-Cô có vinh dự vì đã dạy toán cho các em và là giáo viên chủ nhiệm. Có học trò đi học nước ngoài và thi thố tiếp là vui. Chờ các em kết quả trở về.

Chúng tôi lên địa điểm tập trung. Phải nói là do lo lắng chuẩn bị sức khỏe đi lính nên chúng tôi tập luyện sức khỏe khá. Từ Đông Anh, xe ca của Bộ Đại học đưa chúng tôi lên Đại Từ, Thái Nguyên học chính trị. Chúng tôi ở nhờ nhà dân. Bác Đạt đi xe máy theo một đoạn. Sau bác kiếm được xe com măng ca tiễn lên biên giới.

Ở Thái Nguyên, chúng tôi chui vào một cái nhà ở chợ Đại Từ. Chủ nhà đi vắng. Lâm Vinh thì đi tiễn Thanh Bình. Tôi, Toàn và một số được đi thì đi cùng. Mọi nguời đều yêu Bình vì cô ta xinh gái, học giỏi. Hà, Thúy, Ngọc và Tùng, Phước mấy cô nữ cùng lớp cũng đi cùng chuyến. Bố thì chuẩn bị va li quần áo ấm. Tôi cũng cứ thế đem đi vì còn nhỏ tuổi. Ông nhường tôi mất một số quần áo ấm. Sau này tôi nhớ mãi những tình cảm ấm áp của bố.

Anh chủ nhà về. Sau khi hiểu vấn đề, anh giải hòa và nói

-Hiện nay họ đang bắt lính nghĩa vụ. Anh phải bỏ nhà đi vãng lai. Nhờ các chú trông hộ. Khi đi nhớ khóa cửa nhé. Anh giữ một chìa khóa, các chú giữ một chìa. Khi đi để chỗ anh dặn là được.

Ở Thái Nguyên, chúng tôi được chia thành các tổ. Tôi lên tổ phó. Thế là vui vẻ đi học chính trị, tập hợp anh em khi có yêu cầu.

14. Lên biên giới

Sau khi học chính trị, chúng tôi được chở bằng xe ca lên ga Đồng Đăng để sang Trung Quốc. Theo đường Quốc lộ 279, chúng tôi đi từ chợ Đại Từ lên Lạng Sơn. Con đường này hiện nay Ban Quản lý dự án Thăng Long (nơi tôi dang làm việc) được xây lại nhiều đoạn. Lấy cớ đi tránh Mỹ ném bom, chúng tôi đi tham quan đất nước, lên ở nhờ đồng bào nguời Dao ở khu nghĩa trang liệt sỹ Hoàng Văn Thụ. Khu vực này cách ga Đồng Đăng gần 10 km. Cả bọn đi năm, sáu xe ca Hải Âu lên Lạng Sơn theo đường vòng. Vợ chồng bác Đạt và cô em gái anh Báu thì đi xe com măng ca . Đến đoạn qua suối thì xe không đi được nữa. Chúng tôi bám dây leo qua và đi bộ. Lúc này chia tay gia đình bác Đạt. Chúng tôi chỉ biết là cả bọn đi Liên Xô.

Ngọn núi của đồng bào người Dao ở cao và dốc. Lôi thôi lếch thếch va li đồ đạc, chúng tôi xách lên ở nhờ. Bộ Đại học thì phát bánh mì ăn hàng ngày. Chúng tôi đổi bánh mì lấy gạo nấu cơm, mua thêm thức ăn ăn. Mua một con vịt làm lông luộc thì phải. Tôi đi họp về ăn tối muộn chỉ còn mấy miếng xuơng và cái phao câu hôi rình.

Sau khi gửi tiền thừa về cho gia đình, chúng tôi đi bộ ra ga Đồng Đăng. Đoàn thì lên xe ca đi trước. Mấy tên lãnh đạo chia tay nhau với anh em trong Ban Tổ chức thuộc Bộ Đại học ở lại, chống gậy đi gần một tiếng theo sau thì có xe com măng ca của ai đó cho đi nhờ. Họ sợ chậm tầu. Thế là đến nơi kịp tầu hỏa. Lúc này mới biết là có một số con gái các ông to được miễn học chính trị. Họ đi xe com măng ca lên ngay ga Đồng Đăng vào tàu. Nhất là nữ chân yếu tay mềm.Thế là vui vẻ ở sân ga, ăn hai tô phở rồi lên tàu. Đi qua biên giới một đoạn, anh phụ lái khóc chia tay chúng tôi lái tàu quay trở lại. Chúng tôi sang tàu nước bạn đi tiếp sang ga Bằng Tường Trung Quốc. Bố, mẹ và các em ở lại.

Đầu năm 1973, Hiệp định Pari ký kết. Cuộc chiến bớt Mỹ và dịu lại. Bố tham gia trao trả tù binh ở Quảng Trị.

15. Đại học

 Đúng là mình đi học nước ngoài về bị đánh giá không hơn số anh em học ở trong nước. Nhưng nhờ bền bỉ phục vụ, tôi được cơ quan đãi ngộ dần. Kiến thức học thêm mấy chứng chỉ cũng giúp tôi chuyển nghề làm Văn phòng tốt. Số sau chiến tranh về đi học là anh Sâm con nuôi bố. Anh được xây dựng gia đình khi đang học Trung cấp đường sắt. Khi đi bộ đội, anh đang học lớp bảy. Sau chiến tranh học mãi mới xong lớp 10 và tốt nghiệp Trung cấp đường sắt. Tuy hưu non, nhưng anh có hai con trai đỗ đại học cả và việc riêng thuận tiện. Có làm thêm đủ sống.

Cô Hương em gái tôi được tốt nghiệp đặc cách lớp 10 sau khi đi lính tổng động viên năm 1975 về, sau chiến tranh tuy không học trung cấp, nhưng làm nhân viên đánh máy, sau chuyển làm bảo vệ cơ quan cũng đủ sống. Cô có một con trai có trình độ đại học đang đi làm.

 Như vậy là do chiến tranh, sau khi kết thúc làm gì còn đủ kiến thức để học đại học. Anh Sâm, cô Hương đành thua tôi về học vấn, bằng cấp. Họ hơn tôi là do quân đội đào tạo. Là cựu chiến binh.

 Hai em trai còn lại là Văn và Dũng cũng chỉ đủ điểm học kỹ sư trong nước và đi làm. Họ cũng có tương lai vừa phải.

 Lúc này kết thúc chiến tranh rồi thì việc đi học nước ngoài là vinh dự hơn. Phải học giỏi mới đủ điểm đi học nước ngoài. Nếu đỗ đại học, nhà nước cũng cho đi học trong nước ngay, không phải kinh qua nghĩa vụ quân sự, hay thanh niên xung phong nữa. Dũng sau khi tốt nghiệp Đại học bách khoa có tham gia sỹ quan dự bị.

Bố nói có 4 con đường:

1. Đi bộ đội

2. Đi thanh niên xung phong

3. Học trong nước

4. Đi học nước ngoài

Là nói về các bạn cùng khóa và lứa thời còn Chống Mỹ cứu nước. Do đó, so sánh với nhau trong nhà là không nên.

Như anh Hòa, anh Phúc, anh Quân ở cơ quan tôi đều là mấy người đi lính học đại học tại chức hay chuyên tu sau chiến tranh. Nay họ là Đảng viên, lãnh đạo cơ quan, có chức vụ chính quyền hay trong Đảng.

Thực ra là còn có câu: Cờ bạc ăn nhau về cuối. Bố bênh tôi, nhưng chót nói như vậy. Cũng là một ý kiến, phải không các bạn. Tức là đi học nước ngoài là tối sách nhất đấy.Tất nhiên là các bạn cũng quý tôi, thành ra tôi vẫn chưa đến nỗi. Đi học đại học về là để có bằng kỹ sư cơ điện ở Liên Xô cũ là một buớc ngoặt đầu tiên trong cuộc đời tôi. Vụ Tổ chức - Cán bộ Bộ Đại học nói là cho đi học ngành mới, sau về khó bố trí việc làm. Họ hứa khi về nước cho chuyển ngành phục vụ. Đúng là tôi cũng phải chuyển ngành phục vụ thật.

Chiều bố, anh Linh, trưởng chi trên và tôi xin cho Nguyễn Thị Trâm, con gái anh ta được bảo lưu kết quả thi đỗ đại học và cho Trâm đi lính nghĩa vụ trước. Trâm cũng tham gia tiễu phỉ Phulrô ở Tây Nguyên. Sau khi đi lính nghĩa vụ về Trâm tiếp tục đi học Đại học Tổng hợp trong nước mà không phải thi lại nhờ kết quả thi đại học được bảo lưu. Cốt là để kiếm công danh. Trâm đã đỗ đại học, học lên Cao học trong nước và có một cô con gái.

Nhìn chung cũng có tương lai.Trâm là trưởng nữ con anh Linh. Trâm là cháu họ trưởng chi trên của tôi, gọi tôi bằng chú.
          Trâm cũng là nhân vật chính trong tác phẩm "Đừng đốt", liệt sỹ nữ bác sỹ quân y (cùng tên).

16. Mấy lời cuối cùng
          Thời thơ ấu và niên thiếu của tôi gắn với Hà Nội. Gia đình tôi sinh sống ở thủ đô và chuyển nhà vài lần. Từ ngôi nhà ở phố Hàng chuối qua căn hộ phố Thọ Lão quận Hai Bà Trưng và cuối cùng là căn hộ Nhà C2 khu tập thể Kim Liên quận Đống Đa.
          Tôi đi sơ tán ở Xóm Chùa, xã Cổ Loa huyện Đông Anh và xã Phú Nam An, huyện Chương Mỹ, xã Bình Đà huyện Quốc Oai.
          Tuy nghèo và khổ tôi phấn đấu đi học nước ngoài. Nhà 4 anh em với nhau và anh nuôi là 5, đông anh em.
          Thời niên thiếu ai mà chả có? Số bạn bè thời học phổ thông nay đã nghỉ hưu gần hết. Chúng tôi mới gặp nhau online, chia sẻ...
          Tất nhiên họ sẽ đọc tác phẩm này và so với bản thân...
          Nếu có ai đóng góp gì hay, tôi sẽ bổ sung.
          Những tác phẩm:
          1. Thời niên thiếu
          2. Cuộc đời 1 viên chức
          3. Ba lần đi Liên Xô
          3.1 Thời Sinh Viên
          3.2 Chuyến đi CHLB Nga
          3.3 Hạnh Phúc Ngắn Ngủi.
          Tôi đã viết xong.
          Tạm biệt các bạn.
          Ảnh chụp từ thời niên thiếu.