1. Mấy lời nói đầu
Ai cũng có một sự nghiệp. Sự nghiệp của một con người sau khi đi học ra
trường, bắt đầu từ khi đi nhận công tác. Lý lịch của một cán bộ cũng có
dòng đầu tiên là tốt nghiệp trường lớp nào, từ đấy họ phát huy tiếp
theo.
Về
nước đầu tháng 8 năm 1978, tôi tốt nghiệp Trường Đại học Xây dựng Kiev -
Ukraina. Bằng xanh nên cũng chưa được quý lắm.Tháng 9 thì tôi được báo
lên Văn phòng Vụ Tổ chức Cán bộ - Bộ Đại học nhận quyết định phân công
công tác. Tôi vui vẻ dậy sớm, đánh răng rửa mặt và đi xe đạp lên Văn
phòng Vụ Tổ chức Cán bộ.
...Bằng (ĐH) xanh nên cũng chưa được quý lắm
Lúc
này tôi chỉ nhớ là Tòa nhà trụ sở Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp
ở trên phố Hai Bà Trưng hay Trần Hưng Đạo gì đấy. Bộ phân công công tác
cho sinh viên ra Trường theo chỉ tiêu các cơ quan, đơn vị xin cán bộ
của Bộ. Việc phân công là đơn phương, người nhận quyết định là chấp
hành. Nhiều bạn bị điều đi các tỉnh làm việc. Số đi học nước ngoài về
cùng lớp cũng có bạn đến nhận quyết định cùng ngày. Bác cán bộ vui vẻ
trao quyết định cho tôi. Tôi được phân công vào Trường Đại học Bách khoa
thành phố Hồ Chí Minh làm việc.
Trong Quyết định số 1356/QĐ-CB ngày 29/9/1978 của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp có đề:
Điều 1: Nay thu nhận vào Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp học sinh Nguyễn Đông Sơn tốt nghiệp đại học ngành Tự động hóa sản xuất xây dựng tại Liên xô và bố trí công tác tại Trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh.
...
Tôi
quay về nhà lo nhận hàng gửi tầu biển và lo chia tay gia đình vào Nam
nhận công tác. Mua vé máy bay không được, cuối tháng 11, tôi đáp xe lửa
vào Nam. Quyết định phân công công tác đầu tiên của tôi do ông Hoàng
Đình Vân, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ - Bộ Đại học và Trung học chuyên
nghiệp ký. Nơi nhận công tác là Trường Đại học Bách khoa Hồ Chí Minh.
2. Vào Nam
Cuối
năm 1978, tôi đáp xe lửa vào Nam nhận công tác. Đến ga Bình Triệu còn
hoang vu và vắng vẻ, tôi đi xe lam vào nội thành Sài Gòn. Phố Võ Trường
Toản đã ngay trước mặt. Sau khi hỏi và được chỉ dẫn, tôi đi bộ xách va
li đến nhà dì Bộ. Dì Bộ ra mở cửa
-Chào Dì, cháu là Sơn, con Dì Thiềng ở Bắc vào nhận công tác.
-Sơn đấy à? Lâu quá rồi nhỉ. Cháu vào một mình à? Dì tôi vừa mở cửa vừa nói.
Tôi
xách va li bước vào. Ba trăm nghìn đồng mẹ tôi khâu vào túi áo ngực vẫn
còn. Dì cháu bước qua hành lang dẫn vào nhà. Tôi để va li xuống nền nhà
rồi đi qua nhà xuống bếp rửa mặt. Lúc này anh Chí, anh Tâm và bác Giá
cùng ra gặp mặt. Mọi người vui vẻ. Tôi lấy ra chai rượu chanh tặng gia
đình.
Gia
đình bố mẹ bác Giá ở thành phố Hồ Chí Minh từ thời còn hai miền Nam
Bắc. Bác là đại úy bộ đội, tập kết ra Bắc một mình, xây dựng gia đình
với Dì tôi là bà Phan Thị Bộ, có 2 con trai. Sau thống nhất gia đình bác
vào Nam sum họp. Bố bác đã mất, còn mẹ già ở trong một cái buồng. Bác
được ở kế thừa ngôi nhà số 31 phố Võ Trường Toản.
Anh
Nguyễn Minh Chí và Nguyễn Minh Tâm đang học trung học phổ thông. Anh
Chí sau khi tốt nghiệp lớp 10 cũ đi bộ đội, được kết nạp đảng. Hai anh
đều ít tuổi hơn tôi. Sau này cả hai anh đều tốt nghiệp đại học ở nước
ngoài. Bác Giá làm ở Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh.
Nghỉ một ngày, sáng hôm sau, tôi đi xe buýt vào trường.
3. Trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh
Tôi bước vào cổng chính một Trường Đại học danh tiếng của Thành phố Hồ
Chí Minh. Trước mắt tôi là cái sân bóng đá to tướng. Hai bên có hai dãy
nhà hai tầng của Khoa Điện bên trái sân bóng đá và Khoa Khoa học cơ bản
bên phải sân bóng đá. Đi sâu vào một chút thì bên trái là tòa nhà của
Khoa Thủy Lợi, bên phải là khoa Hóa, và sau đó là tòa nhà của Khoa Xây dựng ở cuối sân bóng cạnh Khoa Thủy Lợi.
Đến cuối sân bóng, tôi
rẽ phải, đi đến khu nhà hai tầng của Ban Giám hiệu và Phòng Tổ chức Cán
bộ. Người quen cũ của gia đình là cô Hương, vợ chú Sính làm ở Phòng Tổ
chức cán bộ Trường cũng có mặt.
-Cháu về rồi à, cô Hương đon đả, cháu vào lúc nào?
-Cháu vào hôm qua, ở nhà bác Giá, hôm nay đi xe buýt đến Trường.
-Cháu vào gặp anh Triệu, Trưởng phòng làm việc.
Sau
khi thăm nom nhau xã giao, anh Triệu đưa cho tôi hai cuốn lí lịch và
nhờ khai. Tôi cho xem thủ tục (Quyết định của Bộ Đại học tuyển dụng) và
hỏi một số việc như đăng ký ăn cơm tập thể, chỗ ở tạm trú trong
Trường...
Đầu
tiên tôi được ở Phòng Khách. Thế là tôi được đi làm. Lý lịch tôi khai
ba đời, hướng dẫn khai rất chi tiết. Tôi khai theo hiểu biết của mình.
Lúc này tôi chưa có vợ nên chưa phải khai bên vợ. Tất nhiên lý lịch như
của tôi là tạm được là do miền Nam mới giải phóng, nhiều gia đình người
miền Nam vướng ngụy quân, ngụy quyền, lý lịch chưa hơn mình.
Hai tháng đầu, anh Triệu cho tôi làm việc ở Phòng Tổ chức cán bộ. Tôi được phân công chép
trích ngang nhà Trường. Đây là công tác quan trọng để thử thách. Tôi
chữ vẫn còn như gà bới. Anh gợi ý cho tôi ở phòng Tổ chức Cán bộ làm
việc với nhau cho vui, lại quen cô Hương.
Nhờ chép trích ngang, tôi biết anh Trần Hồng Quân là Hiệu trưởng. Anh
Huỳnh Văn Hoàng là Hiệu phó, Bí thư Đảng ủy. Bà Võ Thị Ngọc Tươi là Hiệu
phó.
Anh Huỳnh Phan Tùng, anh họ bên ngoại tôi đang là cán bộ giảng dậy Trường Đại học Xây dựng Hà Nội cũng hứa sẽ chuyển vào làm cùng Trường.
Anh
Lê Trung Thực vào nhập trường sau tôi vài ngày. Chúng tôi thân nhau.
Thực tốt nghiệp khoa Cơ khí, Đại học ở Mátxcơva, về làm ở khoa Cơ khí.
Thực được cùng làm việc với tôi ở phòng Tổ chức Cán bộ hai tháng.
Lúc
này, Lê Kim Hoa, con gái cô Hương ở thành phố Ôđetxa, Ukraina chưa về.
Cô cũng chưa biết ý con gái thế nào nên đang cùng chờ Hoa về. Chúng tôi
biết nếu được ở Phòng Tổ chức cán bộ thì làm việc hành chính 8 tiếng,
vất vả hơn là giáo viên. Song nếu được giảng thì là làm thêm thôi, tính
là tiền làm ngoài giờ. Anh Triệu Trưởng phòng cũng dạy thêm cho Khoa Xây
dựng kiếm bộn tiền.
Anh
Nguyễn Hùng Thắng tốt nghiệp Đại học Xây dựng Hương Canh (Hà Nội) vào
trường và về Khoa Xây dựng. Anh làm việc cùng Bộ môn với tôi. Cùng tham
gia trung đội trực chiến. Ba chúng tôi được ở một phòng.
Dù
sao tôi cũng có quyết định về Khoa Xây dựng. Tôi được Trường phân công
về Khoa Xây dựng. Cô Võ Thị Ngọc Tươi, Hiệu phó ký quyết định cho tôi về
Khoa Xây dựng cùng anh Nguyễn Hùng Thắng. Thế là tôi về Khoa
|
Quyết định về Khoa Xây dựng của tôi |
Trong Quyết định số 219/TCBK ngày 18/12/1978 của Trường ĐH BK TP Hồ Chí Minh có ghi:
Điều 1: Nay thu nhận ông Nguyễn Đông Sơn về công tác giảng dạy tại khoa Xây dựng của Trường ĐH BK TP Hồ Chí Minh.
...
4. Khoa Xây Dựng
Khoa Xây dựng là một tòa nhà ba tầng rộng và dài. Tầng một là Văn phòng
Khoa, là chỗ làm việc của Trưởng, Phó Khoa. Anh Trần Chí Đáo Trưởng
Khoa Xây dựng lúc này là Phó Tiến sĩ Cơ học lý thuyết ở Nga về. Thấy tôi
về khoa, anh phân về Bộ môn Vật liệu Xây dựng do anh Phan Xuân Hoàng,
Phó Chủ nhiệm Khoa làm Tổ trưởng Bộ môn.
Anh
Hoàng cũng là Phó Tiến sĩ ở Nga về. Bộ môn Vật liệu Xây dựng đào tạo
sinh viên chuyên ngành "Công nghệ sản xuất Vật liệu Xây dựng". Những môn
học anh đề xuất cho tôi tham gia giảng dạy là "Máy sản xuất vật liệu
xây dựng và Đồ án môn học, "Tự động hóa sản xuất vật liệu xây dựng". Tôi
dạy các môn kỹ thuật phục vụ chuyên ngành. Nhìn chung có việc làm phù
hợp là may. Khoa có Bộ môn "Máy Xây dựng" nhưng tôi được phân về Bộ môn
anh Hoàng để dạy sinh viên Bộ môn là khối lượng chủ yếu.
Bộ
môn Vật liệu Xây dựng có phòng làm việc ở tầng ba. Anh Phan Xuân Hoàng,
anh Hoàng Trọng Minh, tôi (Nguyễn Đông Sơn) và anh Nguyễn Hùng Thắng
cùng ngồi làm việc, hội họp. Chúng tôi dạy lý thuyết.
Phòng thí nghiệm là một ngôi nhà một tầng, có khuôn viên riêng, thuộc
Bộ môn. Anh Lê Vi Quốc là Trưởng phòng, anh Nguyễn Văn Chánh, anh Khiết,
cán bộ trung cấp dạy thí nghiệm và cô Khỏe phục vụ giảng dạy. Thế là
tôi đi làm. Được hưởng lương 85% của 64 đồng. Lương trả theo quyết định
của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
Hiện nay Bộ môn Vật liệu Xây dựng có trang Web trong Website của Khoa Kỹ thuật Xây dựng như sau:
http://www.dce.hcmut.edu.vn/vi/bomon/index.php?id=8
Khoa Xây dựng lúc này có nhiều Bộ môn:
Bộ môn Công trình của anh Huỳnh Chánh Thiên.
Bộ môn Cầu Đường của anh Tạ Ngọc Linh Bài.
Bộ môn Vật liệu Xây dựng của anh Phan Xuân Hoàng.
Bộ môn Cơ học lý thuyết của anh Trần Chí Đáo.
Bộ môn Cơ học đất của anh Lê Bá Lương.
Bộ môn Máy Xây dựng của anh Lê Vi Kiểm.
Bộ môn Cấp thoát nước của anh Lâm Minh Triết.
Khoa đào tạo sinh viên nhiều ngành: Cầu Đường, Vật liệu Xây dựng, Công trình, Môi Sinh...
Khoa Kỹ thuật Xây dựng (xưa là Khoa Xây dựng)
Chúng
tôi chuyển dần vào khu nhà cấp bốn ở phía cổng sau, mái phibroximăng để
ở. Ba người một gian ở tập thể 18 mét vuông, công trình phụ riêng. Khu
nhà này như doanh trại quân đội rất sơ sài. Khi thành lập trung đội trực
chiến thì việc ở như doanh trại quân đội là thường. Phải nói là mới vào
Nam, thấy con gái Nam thì chưa quen. Mấy cô xinh trốn đâu mất, tôi cũng
chưa có mối tình nào. Khỏe, Ngọc, Sương ba chị em họ Phạm. Sương nuôi
dạy trẻ và Phương là những người nữ quen biết trước. Chúng tôi sống với
nhau vui vẻ. Khỏe là hay nấu hộ mấy bữa cơm liên hoan. Cũng đem lương ra
ăn để có sức khỏe làm việc. Khí hậu trong Nam trời tối mới mát mẻ và
chúng tôi hay đi dạo bộ ở khu vực, ăn chè thập cẩm, uống nước mía.
Tết
năm 1979, tôi góp tất cả thực phẩm Tết vào cùng anh em nội trú ăn bữa
mồng một Tết thật ngon, xong các ngày còn lại thì ăn cơm thường. Bác Giá
có mời cơm Giao thừa. Món cà ri gà rất ngon. Bác khoe khoai tây mua từ
Đà Lạt đem về nấu cà ri chứ người ta toàn nấu cà ri khoai lang thôi.
Môn tôi dạy đầu tiên là môn "Máy xây
dựng". Thầy Lê Vi Kiểm, Tổ trưởng bộ môn "Máy xây dựng" mời tôi dạy môn
học "Máy xây dựng" cho sinh viên 78 Cầu đường. Đây là một môn học 45
tiết và không có Đồ án môn học nên cũng vào loại dễ. Thầy cho mượn Giáo
án để nghiên cứu Giảng thử.
Tôi soạn Giáo án của mình rồi
giảng. Nhìn chung kiến thức học ở Trường còn nhớ nên giảng tốt. Sau khi
học, sinh viên nắm được kiến thức rất vui. Tôi cũng được họ nể.
-Sơn cho mình mượn Giáo án xem tham khảo nhé. Xem cậu dạy như thế nào? Thầy Kiểm hỏi.
Tôi mượn 1 cuốn vở ghi của một cô học trò đưa cho thầy. Sau khi xem xong, thầy hài lòng:
-Sinh viên mà ghi chép bài thế này là tốt.
Thế là được dạy môn đầu tiên.
5. Trung đội trực chiến
Đang chuẩn bị giảng dạy thì có chiến tranh biên giới năm 1979 với Trung
Quốc. Tổng động viên thì phải. Nhà trường tổ chức vũ trang cho sinh
viên và cán bộ trẻ, tập luyện và tổ chức thành một trung đoàn. Anh Trần
Hồng Quân, Hiệu trưởng là Trung Đoàn Trưởng. Khoa Xây dựng cũng được gọi
tham gia.
Tiểu
đội cán bộ của chúng tôi có anh Nguyễn Văn Mùi là Tiểu Đội trưởng, anh
Nguyễn Hùng Thắng là Tiểu Đội phó. Tôi là lính trơn. Ba anh em ở Khoa
Xây dựng được bố trí trong cùng một tiểu đội.
Trung đội cán bộ được tập huấn 6 tháng như tân binh. Anh Dân là Trung Đội trưởng. Anh là Tổ trưởng Tổ Bảo vệ nhà trường.
Tôi lúc này mới về nước nên còn khỏe mạnh. Tập chạy việt dã, chạy vũ
trang, tôi đeo ba lô gạch chạy hàng cây số. Khi đi thi thì được rút đi
công tác tham quan Nhà máy Xi măng Hà Tiên.
Chúng
tôi đi một xe 16 chỗ ngồi qua thành phố Cần Thơ, ngủ lại một đêm, đi
tiếp đến thành phố Rạch Giá, ngủ lại đêm thứ hai, đến Kiên Giang thăm
nhà bố mẹ anh Nguyễn Văn Chánh đang làm nông nghiệp. Ngủ qua đêm thứ ba ở
nhà anh Chánh. Anh Chánh nấu cháo vịt đãi anh em.
Bộ
môn đi gồm anh Phan Xuân Hoàng Phó khoa, Chủ nhiệm Bộ môn, anh Hoàng
Trọng Minh, anh Lê Vi Quốc, Nguyễn Đông Sơn (tôi), Nguyễn Hùng Thắng và
anh Chánh đi cùng cán bộ của khoa Xây Dựng. Anh Chánh lúc này đang học
đại học tại chức. Đoàn còn có anh em Bộ môn khác đi cùng. Trong xe có vũ
khí mang theo để tự vệ.
Đến
Nhà máy xi măng Hà Tiên tham quan. Đây là nơi sản xuất clanhke, nguyên
liệu để chở về Biên Hòa nghiền thành xi măng bán phục vụ ngành xây dựng.
Dãy núi Bà Đen và đất sét Hà Tiên là nguyên liệu chính. Chúng tôi được
giới thiệu tỷ mỉ quá trình công nghệ sản xuất clanhke ở nhà máy, dùng
nhiên liệu dầu điêzen để nung.
Hà Tiên có biên giới với Căm Pu Chia. Nhà máy thuộc tỉnh Kiên Giang.
Anh
em công nhân báo là Khơ Me mới đỏ tràn sang, vượt qua biên giới tấn
công Việt Nam, đem quân bao vây Nhà máy. May anh em tự vệ nhà máy có vũ
khí từ thời Chống Mỹ đánh trả, họ mới rút đi. Chúng cũng hủy hoại một số
hạ tầng cơ sở, một số nhà dân, giết người dã man...
Quân
chủ lực Việt Nam tấn công Khơ Me đỏ, giải phóng thủ đô Căm Pu Chia. Anh
em đi K (Căm Pu Chia) về khai ta đang giúp họ xây dựng chính quyền nhân
dân.
Chúng
tôi đi về theo đường đi qua tỉnh Bạc Liêu, thăm thành phố Bạc Liêu. Tôi
mua một miếng thịt lợn giá ngoài về nấu ăn rất ngon. Đúng là lúc này
thức ăn rất thiếu chất đạm. Anh em còn mua thêm gạo quê, thực phẩm...
Về
thành phố Hồ Chí Minh, số thi chạy việt dã khai là giải thưởng chạy vũ
trang cũng chỉ là một đôi giày ba ta. Lúc này số mới vào đa phần hưởng
lương tập sự 85% của 64 đồng. Sinh viên thì mới học các môn khoa học cơ
bản năm thứ nhất, thứ hai. Sang năm thứ ba mới học các môn Kỹ thuật phục vụ chuyên ngành, nên chúng tôi vừa soạn giáo án trước, vừa lo tập luyện.
6. Nội dung trực chiến
Mỗi
người được phát một bộ quần áo ka ki vải thô màu cỏ úa khoác ngoài.
Súng mỗi người một khẩu súng trường bắn phát một, chưa phát đạn. Sáng
dậy sau khi tập trung ở sân trường, tập thể dục xong, thì cả bọn đi ăn
sáng. Mỗi đứa được một tô hủ tiếu, một ly cà phê. Ăn xong thì tập ngắm
bắn.
Ban
Giám hiệu làm việc trong tòa nhà hai tầng. Tầng một là nơi làm việc của
Phòng Tổ chức Cán bộ. Cả bọn lo để bia hướng vào tòa nhà hai tầng mà
ngắm. Tất nhiên súng chưa có đạn. Tập ngắm bắn chán thì sang học bài
đánh lê. Anh Huỳnh Bửu Hòa dạy bài này. Anh ta khỏe và chúng tôi dựng lê
tập theo. Bài này hay tập cho bọn con gái Phòng Quản trị xem. Họ lo nhu
yếu phẩm, cấp dưỡng.
Trung đội đứng ở một cái sân vuông trước tòa nhà họ đang làm việc.
Chúng tôi biểu diễn cho nữ đứng xem. Sau anh Hòa chọn một cô khá xinh
tìm hiểu. Bài lê của anh ta làm cô gái xiêu lòng.
Thi
bắn bài một, tôi được vào vòng hai thì trật. Không được giải là do cái
cò súng cứng quá, tôi bắn đạn lạc đi mất hai viên không trúng vòng
trong.
Bơi thì tôi bơi đạt. Có cái bể bơi ở quận Tân Bình. Ông thầy thấy tôi bơi chưa hết sức tiếc là tôi cũng chẳng về nhất.
Anh
Triệu vẫn mời tôi về Phòng Tổ chức Cán bộ. Anh Thành ở Đức về do gái
gẩm bị trượt tuyển. Tôi không dám lấy Lê Kim Hoa con gái của cô Hương
nên tránh về Khoa Xây Dựng làm việc. Thành cùng học quân sự với tôi.
Không hiểu sao anh ta thân tôi. Chắc do anh Tùng anh họ tôi làm Bí thư
Đoàn Khoa Cơ khí. Thành rút xuống Khoa Cơ khí làm việc. Sau này tôi mới
biết bố anh Thành ở Thành Ủy công tác cùng bác Giá chồng Dì Bộ.
Hôm
duyệt binh, chúng tôi đi duyệt theo trung đội cán bộ riêng và đi cùng
các đơn vị sinh viên khác của trung đoàn. Một thiếu tướng đến duyệt. Một
chiến sĩ đọc 10 lời thề danh dự quân nhân. Tất cả đồng thanh hô "Xin
thề". Bài biểu diễn võ tay không chống vũ khí lạnh rất hay. Tuy tập chưa
nhuyễn, anh chiến sĩ cũng bắt được tay và vặn con dao ra khỏi tay đối
phương. Viên thiếu tướng hài lòng. Cho đến nay, tôi đã quên các bài đánh
lê, đánh võ tay không mà trung đội đã tập kỹ. Nhưng tôi còn sức khỏe
vừa phải là do ở trường có luyện tập hàng ngày.
Mấy
năm liền, cả bọn vẫn đi khám sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự do phường tổ
chức. Anh sĩ quan tuyển quân hỏi tôi có nguyện vọng đi lính chuyên
nghiệp không? Tôi từ chối. Anh ta tiếc rẻ bỏ đi. Anh Phan Đăng Ngọc là
anh họ con bà chị ruột bố đang học sĩ quan Trường Đại học Kỹ thuật quân
sự có trụ sở trong sân bay Tân Sơn Nhất. Em rể tương lai của tôi lúc này
tên là Phạm Tư Oanh cũng đang là trung úy sĩ quan quân đội chưa ra
quân. Anh ta phải lên bảo vệ biên giới phía Bắc.
Cho đến khi tuyển sĩ quan dự bị, trường cũng không tuyển tôi. Trường
khai muốn tham gia thì làm đơn. Thế mới biết là muốn tiến thân có dễ
đâu. Thắng đắc ý lên Trung đội phó sĩ quan dự bị. Anh Thực lên Đại đội
phó sĩ quan dự bị. Tôi vẫn là lính trơn. Tôi ở nhà trông nhà cho hai anh
đi sĩ quan dự bị.
Tôi
còn tham gia với Hội trí thức yêu nước đắp phòng tuyến quân sự. Hội này
kết nạp tôi tham gia với số trí thức cũ tại chỗ. Chúng tôi lao động vất
vả một tuần, đắp một ụ phòng không lớn. Tuy thế, lương thấp quá nên
không có cơ hội thân nhau là bao. Tôi thôi không sinh hoạt nữa.
Chuyến
tham quan tiếp theo là Khu thủy lợi Dầu Tiếng thuộc tỉnh Tây Ninh. Đây
là nơi có dây chuyền sản xuất đá xây dựng do Liên Hiệp quốc giúp đỡ hiện
đại. Từ máy đập đá, máy nghiền, máy sàng ra các loại đá kích cỡ khác
nhau cho đến bột đá, rất hay. Sau này tôi dạy sinh viên, vẫn nhớ dây
chuyền này.
Trên
đường về, chúng tôi ghé thăm danh thắng nổi tiếng tỉnh Tây Ninh là Tòa
thánh Tây Ninh. Đây là nơi tu hành của giáo dân đạo Cao Đài, đạo này thờ
Victo Hugo, Tôn Dật Tiên và Nguyễn Bỉnh Khiêm đại diện cho Pháp, Trung
Quốc và Việt Nam. Khuôn viên rộng, có mấy tòa nhà một tầng rộng
cho du khách ghé thăm, bên trong bày đồ thờ tế. Họ vẽ con rắn độc long
(một mắt) làm biểu tượng để thờ tụng...
Cuối
năm 1980, anh Huỳnh Văn Hoàng, Hiệu phó, Bí thư Đảng ủy ký Quyết định cá nhân cho tôi hưởng lương khởi
điểm 64 đồng. Tôi được tuyển dụng chính thức. Chúng tôi nhập khẩu vào
tập thể nhà trường số 268 phố Lý Thường Kiệt. Ở tập thể ba người một phòng. Quyền công dân thì thuộc một phường (phường 14) của quận 10 thành phố Hồ Chí Minh.
7. Cán bộ giảng dậy
Tết
năm tiếp theo 1980, tôi cùng anh Hoàng Trọng Minh đến nhà thầy Phan
Xuân Hoàng ăn Tết. Hai anh em góp một ít thịt Tết để ăn chung một bữa
cơm thân mật với gia đình thầy trong một chung cư tập thể. Anh Minh cùng
quê Nghệ An với tôi, đang làm Bí thư Chi đoàn cán bộ Khoa Xây dựng. Anh
Hoàng có mời hai người em gái vợ là chị Ngọc và Linh đến chơi và dự
cơm. Chúng tôi thân nhau. Tôi được giới thiệu với Linh và đồng ý là bạn
trai.
Tôi
có đến thăm nhà anh Trần Chí Đáo, Trưởng khoa Xây dựng vào dịp Tết và
gặp anh Trần Hồng Quân Hiệu trưởng Nhà trường ở đấy. Anh Đáo có 2 người
con gái một bề. Anh mời chúng tôi ăn bánh chưng Tết.
Đầu năm 1981, tôi được công nhận hết tập sự và hưởng lương khởi điểm bậc 1. Trong Quyết định số 75/QDBK ngày 16/2/1981 có ghi:
Điều 1: Nay công nhận hết thời gian tập sự và tuyển dụng vào biên chế chính thức học sinh Nguyễn Đông Sơn hưởng mức lương khởi điểm 64 đ (sáu tư)
Từ ngày: 15/12/1980.
...
Năm 1981-1982, tôi được ra Bắc
thực tập giảng dạy và vào Nam tiếp tục giảng dạy các môn học như "Máy
sản xuất vật liệu xây dựng". Môn này khối lượng lớn 90 tiết, giảng theo
sách giáo khoa cùng tên của Đrôzđốp Nga.
Hướng dẫn Đồ án môn học "Máy sản xuất vật liệu xây dựng" cũng do tôi hướng dẫn.
Môn "Tự động hóa sản xuất vật liệu xây dựng" tôi tự soạn giáo án dạy cho sinh viên 78VL (ngành Vật liệu xây dựng).
Tôi dạy tốt và sinh viên ra trường, đỗ đạt. Họ vui vẻ mời dự liên hoan ra trường.
Anh Thiệp, cán bộ giảng dậy Khoa
Động lực cũng mời tôi giảng một số tiết Máy Xây dựng chuyên dùng sản
xuất cốt thép... cho sinh viên Khoa Động lực. Có giáo trình tiếng Nga
sẵn nên Tôi giảng tốt.
Khoa cũng cho tôi dịch 1 tiết cho
Giáo sư Nga ở Lêningrat thỉnh giảng về Lưỡng cực cho sinh viên Khoa Xây
dựng, tôi cũng dịch đạt. Ông ta nói là hai miền Nam Bắc là Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh cũng như lưỡng cực của một quốc gia, điện tích
ngược nhau và không thân nhau. Chúng tôi không nói gì.
8. Thực tập xây dựng cầu đuờng.
Tôi tham gia đưa sinh viên khóa 78 Cầu đường đi thực tập xây dựng cầu đường ở Phú Yên 1 tháng kết quả.
Anh Đỗ Kiến Quốc, cán bộ giảng
dậy môn Cơ học lý thuyết Bộ môn của anh Đáo dẫn đầu Đoàn là Trưởng Đoàn,
tôi là Phó Đoàn. Chúng tôi đi tầu hỏa đến Nha Trang. Tối
ở Nha Trang, hôm sau lại đi tiếp đến Tuy Hòa. Từ Tuy Hòa có ô tô đưa đi
Lá Hai. Anh Quốc dẫn đến nơi thực tập là xã Lá Hai, Tuy Hòa ổn định ăn ở
cho Đoàn rồi xin về lo cưới vợ. Tôi phụ trách tiếp theo, đến khi gần về
thì anh ta đưa xe đò lên đón về.
Chúng tôi thi công một kè đá qua
suối. Nhiệm vụ là đào hai rãnh sâu hơn một mét hai bên đường cắt ngang
suối, chất rọ đá vào ổn định tim đường, lấp đá vào giữa và lu lèn phủ
đất lên trên. Lao động chân tay là chính.
Hàng ngày tổ chức nấu ăn tập thể.
Đoàn thực tập sinh đi làm, trưa, chiều về ăn cơm. Ở lán trại do công
nhân dựng tạm cho Đoàn ở chung, mỗi người có một giường để ngủ.
Anh Lê Vi Kiểm Phó khoa, anh Hoàng Trọng Minh, Bí thư thanh niên Khoa đi xe UAZ đến công trường Lá Hai thăm nom.
Tôi có đến thăm Dượng Bùi
Phương là chồng Dì Phan Thị Chân bên mẹ ở Thị xã Phú Yên. Dượng là Tư
sản dân tộc, làm nghề Thầu khoán, nhà giàu. Cũng bị quốc hữu hóa một số
tài sản, đang Công tư hợp doanh...
Báu và Thọ là hai người con của
Dượng Phương tiếp tôi. Họ còn trẻ, đang là sinh viên. Một số con của
Dượng đang ở thành phố Hồ Chí Minh (cả thảy 9 người). Chúng tôi thân
nhau.Tý Thọ có đưa tôi ra ngắm biển thành phố Tuy Hòa, ngồi chơi một
buổi tối. Em khoe đã có người yêu tên là Phương.Trước khi chia tay nhà
dượng Phương làm bún chả đãi tôi.
Trên đường về thành phố Hồ Chí
Minh Đoàn được ghé thành phố Nha Trang tắm biển hai ngày. Tôi bơi thi
với mấy em sinh viên, các em đều thua tôi. Nhưng có một cô gái người địa
phương bơi xa tít làm tôi ngượng.
Chúng tôi lên xe đò đi tiếp về thành phố Hồ Chí Minh an toàn.
9. Tham quan Nhà máy thủy điện Đa Nhim
Chúng tôi còn được cùng sinh viên đi thăm quan Nhà máy thủy điện Đa Nhim. Xe ca đưa lên Đà Lạt ngủ qua đêm, hôm sau đi Đa Nhim.
Nhà máy thủy điện ở trên núi cao,
nước chạy theo ống nhôm lớn chảy xuống núi qua tua bin phát điện. Điện
Đa Nhim đủ dùng cho thành phố Đà Lạt. Đà Lạt còn có nhà máy điện hạt
nhân nhỏ.
Tranh thủ thăm Thác Pren, nước
chảy từ trên cao xuống rất ngoạn mục, có cây cầu bắc ngang đi qua, bụi
nước bay như một lớp sương mù quanh người.
Tối đến thì đi uống cà phê ở Hồ Than Thở... ở khách sạn Đà Lạt rất vui.
Anh Nguyễn Văn Đạt, chuyên gia
cấp cao về bê tông chống bức xạ hạt nhân vừa làm việc cho Nhà máy điện
hạt nhân ở Đà Lạt, vừa được bổ làm Trưởng khoa Xây Dựng vài năm. Anh Đáo
chuyển biệt phái đi làm ở Liên hiệp Công đoàn thành phố Hồ Chí Minh trả
vị trí Trưởng khoa Xây dựng cho anh Đạt.
Anh Đạt có tham gia giảng dạy cho Bộ môn Công trình, có hướng dẫn sinh viên tốt nghiệp, rất uy tín, có xe con đi làm.
10. Làm việc và ở Ký túc xá nhà trường
Tôi tiếp tục công việc ở khoa.
Tối đến, tôi vẫn hay được Báu đến
ký túc xá thăm mời đi ăn chè thập cẩm. Có lần em mời hai ly và trả
tiền. Em là sinh viên khoa Cơ khí Nông nghiệp, có mượn anh Thực sách làm
luận văn tốt nghiệp. Đồ án tốt nghiệp là Chế tạo Máy trồng hom sắn .
Bên bố có Đào Văn Sơn cũng ở
thành phố Hồ Chí Minh. Sơn làm giáo viên Trường Công nhân kỹ thuật thuộc
ga Sài Gòn, nên hay mua hộ vé tầu hỏa về Hà Nội. Lần nào về Bắc tôi
cũng nhờ Sơn mua hộ vé tầu hỏa. Tôi mượn cho Sơn nhiều sách học tại chức
Đại học. Đào Sơn cũng hay ghé ký túc xá chơi.
Anh họ Phan Đăng Ngọc đang học
Trường Đại học kỹ thuật quân sự đào tạo sỹ quan công binh trong Sân bay
Tân Sơn Nhất cũng có ghé ký túc xá thăm tôi.
Khu tập thể có nhiều khách vãng
lai. Anh Tùng, anh Ngọc, em Báu, em Đào Sơn, em Tý Thọ, em Linh, em Kim
Vân... đều có đến chơi với tôi. Chúng tôi thân nhau vui vẻ.
Bên bác Giá có mời tôi dạy một
cua Tiếng Nga cho bốn sinh viên thi Quốc gia môn Nga văn để tốt nghiệp
khoa Hóa Đại học Tổng hợp. Mai là cháu ruột bác Giá là một trong bốn cô
gái mà tôi đã dạy. Có một tài liệu làm chuẩn giảng dạy. Bốn cô học tập
kết quả, họ thi đỗ môn Nga văn.
Bộ môn Vật liệu Xây dựng có Phòng
thí nghiệm Vật liệu Xây dựng do anh Lê Vi Quốc làm Trưởng phòng. Phòng
Thí nghiệm tham gia Hợp đồng thí nghiệm phục vụ sản xuất nên có được
Trường bồi dưỡng đôi chút. Tôi được giảng một số tiết Thí nghiệm thực
hành cho Sinh viên. Anh Quốc hay đúc mẫu bê tông xác định mác bê tông
cho sản xuất... Nhiều hợp đồng phục vụ sản xuất, nghiên cứu khoa học
được thực hiện.
Tôi là cán bộ giảng dạy lúc nào không biết.
Do có quỹ, Tết nào Bộ môn
Vật liệu Xây dựng chúng tôi cũng Liên hoan ăn Tết thân mật trước nghỉ
Tết. Khỏe hay đi chợ cùng tôi, em nói là Phòng Thí nghiệm đãi, nhưng
cũng động viên tôi góp ít tiền đi chợ thêm cho đoàn kết. Nhà em hay đãi
cơm Liên hoan, sau này do không có tiền góp, tôi không dám đến ăn nữa.
Tôi tham gia Ủy viên Ban chấp hành Đoàn khoa xây dựng, tổ chức thành công hội diễn khoa, được Bằng khen đầu năm 1983.
Tôi tham gia Tổ phó, rồi Tổ trưởng Công đoàn Bộ Môn Vật liệu xây dựng, được 2 giấy khen của Công đoàn Trường.
|
Giấy khen phát năm 1981 |
11. Những gia đình đầu tiên
Anh Huỳnh Phan Tùng, anh họ tôi, lấy chị Lan là giáo viên Trung học cơ sở trong thành phố. Anh sinh một con trai tên là Phước.
Anh Đỗ Kiến Quốc xây dựng
gia đình với chị Hằng thật. Anh mời tôi làm phù rể. Đám cưới rất vui.
Anh làm cỗ đãi ngay trong Hội trường của Trường. Anh Trần Chí Đáo là Tổ
trưởng Bộ môn của anh Quốc.
Anh Hoàng Trọng Minh Bộ môn
Vật liệu xây dựng của tôi cũng xây dựng gia đình. Anh lấy một cô sinh
viên 78 VL mới ra trường. Anh hứa sẽ giữ gìn gia đình và không vi phạm
quan hệ vợ chồng. (Anh là người bị đồn là có con riêng ngoài giá thú với
một nữ công nhân viên chức trong khoa). Tôi có dự cơm cưới.
Anh Nguyễn Văn Chánh cùng Bộ môn người của Phòng Thí nghiệm Bộ môn lấy chị Phạm Thị Khỏe sinh một cô con gái.
Anh Lê Trung Thực ở khoa Cơ
Khí của anh Huỳnh Phan Tùng lấy chị Lan cùng quê Thanh Hóa. Anh được
phân ở tập thể cơ quan ở bên cạnh trường, cũng gần, tiện đi làm.
Anh Hiệp Bộ môn Công trình
lấy chị Bích cùng Bộ môn. Anh là người giỏi bóng đá, anh đá được 1 quả
vào lưới trong một trận thi đấu cho đội bóng đá của Khoa.
Anh Đặng Văn Nghìn, khoa Cơ Khí cũng xây dựng gia đình.
Đào Sơn, bà con tôi cũng
xây dựng gia đình và có 2 cô con gái trước khi tôi ra Bắc. Ga xe lửa
thành phố Hồ Chí Minh cũng cho Sơn ở tập thể cơ quan.
Ai cũng hứa sẽ trung thành với gia đình Việt Nam, với vợ con.
Cuộc sống tuy còn nghèo,
nhưng mọi người đều vui vẻ đoàn kết với nhau xây dựng khoa, trường. Anh
Quân Hiệu trưởng cũng kêu gọi đoàn kết cùng làm ăn.
12. Bạn bố
Bố tôi có nhiều bạn bè ở Nam bộ.
Chú Hồ Sáu là Phó Ty Y tế tỉnh Tây Ninh. Tôi có đến Tây Ninh thăm ông
và gia đình. Ông cho con trai đưa xe máy đi thăm Tòa thánh.
Lần thứ hai tôi đem em Dũng đến
thăm. Món khổ qua luộc chấm nước mắm đầu tiên là do ông giới thiệu.
Chúng tôi đưa Dũng đi thăm tòa thánh. Dũng rất ấn tượng.
Ông Hồ Sáu người Nghệ An. Ông lấy bà hai và cho học Bác sỹ tại chức ở thành phố Hồ Chí Minh. Bà có con trai nên họ vui vẻ.
Ở Tây Ninh, tôi gặp một nữ sinh viên
78 Cầu Đường (Thùy Vân) về Ty Giao thông tỉnh làm việc. Em đãi tôi và
Dũng hủ tiếu. Xưa tôi đưa em đi thực tập ở Phú Yên, nên có quen.
Bà
Sáu Trung ở Biên Hòa, Đồng Nai cũng là chỗ quen biết. Bà có ra Hà Nội
cùng con gái chữa bệnh và ở nhà tôi làm khách. Tôi cũng được bà đưa đến
thăm nhà, ở chơi và đưa đi chơi tỉnh Sông Bé...
Bà Xuyến là Trưởng khoa Sản bệnh
viện Nguyễn Trãi. Tôi cắt amiđan ở bệnh viện Nguyễn Trãi, có nhờ bà chăm
sóc. Bà cho tham gia xem tập và xem văn nghệ bệnh viện múa biểu diễn
rất hay. Bài "Tình ca Tây Bắc" là bài múa kết hợp hát được giải phường.
Ông Giám đốc bệnh viện da liễu
thành phố cũng quen bố. Tôi và Đào Sơn đến nhờ chữa bệnh ngoài da. Tôi
vẫn bị hắc lào là một thứ bệnh ngoài da chữa khó khỏi. Nay đã khỏi hẳn.
Do được chăm sóc nên tôi không bệnh tật gì, sống vui vẻ 4 năm ở thành phố Hồ Chí Minh. Việc tôi bị bệnh là do vô tình.
13. Ra Bắc
Trường ra quy chế giảng dạy cho giáo viên. Tôi phải giảng 250 tiết
một năm. Anh Tùng khoe Khoa Cơ Khí khai là khoa cho anh giảng nhiều
tiết, giảng ngoài giờ nhiều tiết để làm thêm. Thanh toán ngoài giờ hàng
năm được khá nhiều tiền. Anh được Khoa quý, đang nuôi cháu Phước. Ông
Huỳnh Lý, Giáo sư Văn khoa bố anh chuyển vào Nam ở hẳn gần nhà anh,
hưởng hưu trí.
Song Khoa Cơ Khí cũng thừa giáo viên. Anh Long người Nghệ An mới
lương 73 đã phải ra phục vụ sản xuất, chuyển ra Công ty nhà nước làm
việc. Anh Long giảng không bằng anh Tùng.
Năm 1979, 1980, 1981 Khoa Xây
dựng không tuyển sinh viên Ngành Vật liệu Xây dựng. Cuối năm 1982, sau
khi đào tạo xong lớp sinh viên khóa 78 Vật liệu, chúng tôi thiếu việc
làm. Bộ môn Môi sinh mời tôi giảng 45 tiết môn "Tự động hóa kỹ thuật Môi sinh" cho sinh viên ngành Môi Sinh (Cấp thoát nước). Tôi nhận lời, nhưng chưa giảng thì đã chuyển ra Bắc.
Khoa không tuyển sinh các khóa tiếp theo mà muốn cho tôi đi nghĩa
vụ quân sự cho đến khi tuyển sinh tiếp.
Anh Trần Hồng Quân, Hiệu trưởng Nhà trường thì khuyên chuyển ra khỏi Trường đi tham gia phục vụ sản xuất.
Lúc này các cơ quan sản
xuất cũng là Doanh nghiệp nhà nước hết. Hai thành phần kinh tế Quốc
doanh và Tập thể đang độc quyền trong nước.
Lần nào gặp mặt toàn
Trường, anh Trần Hồng Quân Hiệu trưởng đều kêu thừa biên chế, sẵn sàng
tạo điều kiện cho ra Trường đi làm việc nơi khác. Anh nói:
- Hiện nay nhà nước thiếu
kinh phí đào tạo, nếu các tỉnh cử người đi học mà góp kinh phí đào tạo
thì tốt, chúng mình dạy thuê cho các tỉnh cũng được.
Anh Phan Thanh Khiết, cán bộ trung cấp
giảng thí nghiệm, người cùng Bộ môn
Vật liệu Xây dựng với tôi xin ra làm ở một Công ty nhà nước. Anh nhường
vị trí giảng thí nghiệm cho anh Nguyễn Văn Chánh. Tôi nhớ anh Khiết giỏi
chữa đồng hồ, đã chữa cái đồng hồ Zim của tôi, tôi đãi lại một bữa chè
thập cẩm. Anh quý tôi, nhưng cũng biết là ngoài lương, tôi không có thu
nhập phụ nào.
Chị Phạm Thị Khỏe, vợ anh Nguyễn Văn Chánh cũng
xin ra làm nội trợ cho chồng làm trong nhà nước. Hai vợ chồng cũng đỡ
đãi nhau một số bữa liên hoan. Toàn đi ăn đánh dậm của họ (ăn không góp
tiền, ăn ghẹ).
(Xưa Khỏe cũng yêu tôi, muốn lấy tôi để giúp đỡ, nhưng tôi chưa dám nhờ nên em lấy anh Chánh).
Anh Phan Xuân Hoàng Tổ trưởng Bộ môn là
Bí thư đảng ủy Khoa hứa cho tôi lên Bí thư Đoàn Khoa để giải quyết thêm
việc làm. Tôi từ chối không dám làm vì tôi yêu Kim Vân hơn cái Linh em
vợ anh ta. Anh Hoàng Trọng Minh cũng không yêu chị Ngọc mà lấy một cô
sinh viên 78VL.
Anh Huân ở Bộ môn Cầu Đường
thân tôi, hay đến chơi và khuyên tôi xin ra Bắc ở với bố mẹ, bệnh khớp ở
trong Nam có khỏi đâu, vẫn đau. Anh Hoàng trước sau cũng không kết nạp
đâu, anh Huân nói.
-Anh ruột Kim Vân nguyên là thiếu úy Ngụy quân, nếu lấy Kim Vân sẽ khó vào đảng.
Anh Lê Vi Quốc Trưởng phòng Thí
nghiệm cũng từng là thiếu úy ngụy quân nên ở ngoài đảng. Anh ta lại có
hai con trai trong khi anh Hoàng chỉ có hai con gái.
Anh Tùng nhờ anh Phan Thanh Tùng, Bộ môn "Máy Xây dựng" kết nạp tôi, song chưa kết nạp thì tôi đã chuyển ra Bắc.
Anh Hoàng sau chuyến đi thực tập ở Phú Yên báo là Chi bộ coi tôi là cảm tình đảng.
Năm 1981, bố tôi có vào Nam
thăm tôi rồi đi công tác chuyên gia cho Trường Đại học Y Pnông Pênh ở
thủ đô Căm Pu chia (đi K). Ông có gửi tôi cho anh Nghĩa, cán bộ Khoa
Thủy Lợi nhờ trông coi khi cần do tôi chớm ốm.
Tôi ốm bệnh vào cuối năm 1981.
Con chó nhà anh Thực tớp vào chậu nước mà tôi ăn nên tôi bị tâm thần.Tôi
đau khớp, tâm thần nên có uống thuốc ngủ tự tử, nhưng anh Nghĩa theo
lời bố dặn cứu ra khỏi phòng, tôi lại sống tiếp. Anh sống cùng dãy nhà
tập thể.
Tết 1982, mẹ tôi có vào thăm
cùng em Nguyễn Việt Dũng. Tôi chữa chạy và tiếp tục đi làm. Bố tôi cũng
xin một chuyến xe về thành phố Hồ chí Minh thăm và kết hợp công tác. Gia
đình thăm nhà bác Giá, nhà anh Tùng, mẹ và em Dũng ở nhờ nhà anh Tùng
đến khi về Bắc. Bộ môn có mời cơm Tất niên bà. Bà quen Bộ môn.
Bố
khoe được Bộ trưởng Bộ Y Tế nước bạn tặng Bằng khen. Ông gửi về thành
phố Hồ Chí Minh cho tôi nhiều cá khô.Tôi mỗi bữa cơm lại cắt một khúc ra
rán ăn, tiết kiệm.
Ông Phạm Văn Đoàn Giám đốc Bệnh
viên Tâm thần Thường Tín, Hà Nội cũng ghé thăm. Ông nói là bệnh nhẹ,
khỏi thôi. Ông gửi một bao tải gạo, thấy tôi không vi phạm gì, ông mới
đem về Bắc.
Chú Đường, em út chú Thụ là
chồng bà Phan Thu Hà, dì ruột tôi lúc này cũng vào Nam công tác. Tôi
cũng báo là có quen Linh là con ông Địch, Giám đốc Ga Sài Gòn để chú đi
liên hệ xin chở ra Bắc gạo cứu đói.
Ốm thế mà tôi vẫn dạy tốt cho
Bộ Môn và cùng Khoa cho sinh viên ngành Công nghệ sản xuất vật liệu xây
dựng khóa 1978 - 1982 ra Trường trót lọt.
Em trai tôi là Nguyễn Thi
Văn vào thăm tháng 10 năm 1982 và khai là gia đình (bố, mẹ) xin Khoa Xây
dựng đưa tôi ra Bắc chữa bệnh và xin việc làm. Khoa đồng ý.
Chúng tôi đi tầu hỏa ra Hà Nội.
14. Gia đình tôi 1982.
Lúc này, Bố tôi đang là Phó
Khoa Nội Tổng hợp Trường Đại học Y Hà Nội kiêm Trưởng Khoa Thận Bệnh
viện Bạch Mai (Lương 130 đ/1982).
Mẹ tôi là Hiệu Phó Trường Tiểu học Kim Liên, quận Đống Đa.
Em gái tôi là Nguyễn Thị
Liên Hương đã sinh Phạm Hữu An năm 1981, đang làm nhân viên đánh máy cho
Công ty Vận tải ô tô số 8 thuộc Cục vận tải ô tô - Bộ Giao thông vận
tải. Hương xin đất làm nhà ở xóm liều cùng phường Kim Liên. Chồng Hương
vẫn đang là sỹ quan quân đội ở biên giới Việt Trung chống Tầu, sau mới
chuyển sang công tác ở Bộ Công an.
Người anh nuôi Nguyễn Văn
Sâm thì ở ngõ Cống Trắng, phố Khâm Thiên bên vợ, có một con trai là
Nguyễn Châu Thành. Anh Sâm là Trưởng tầu hành khách tuyến Hà Nội - Thái
Nguyên thuộc Ga Hà Nội.
Em trai Nguyễn Thi Văn mới tốt nghiệp Đại học Xây dựng Hương Canh (1982) đang tìm việc làm.
Em khai là ra Bắc rau cháo có nhau, cùng phấn đấu xem sao.
Em trai Nguyễn Việt Dũng đang học đại học Bách khoa Hà Nội.
Căn hộ phòng 41, nhà C2 là chỗ ở duy nhất khá chật, chúng tôi ở chung nhau với bố mẹ.
Bốn năm sống ở thành phố Hồ
Chí Minh trôi qua, nhiều vui, buồn trải qua, đã lâu nên tôi chỉ nhớ qua
như vậy. Tôi từ một Cán bộ giảng dạy chuẩn bị chuyển sang một giai đoạn
mới, giai đoạn làm Kỹ sư Phòng Vật tư.
Tôi đã làm cán bộ giảng dạy của Trường ĐHBK thành phố Hồ Chí
Minh qua thời gian tập sự 2 năm và gần 2 năm sau là gần 4 năm. Tôi là
một viên chức nhà nước (giáo viên) từ 12/1978 - 3/1983.
15. Mấy lời kết luận;
Đã 30 năm trôi qua từ khi tôi ra Bắc, những kỷ niệm với Trường còn được ghi lại như vậy. Những kinh nghiệm và học vấn thu thập được làm nền tảng cho quá trình làm kỹ sư sau này.
Bốn năm ở Thành phồ Hồ Chí Minh cũng rất cần thiết và nay tôi nhớ mãi những người bạn đã quen nhau thời hàn vi...
Tôi vẫn giữ những quyết định cá nhân đã cũ làm kỷ niệm mặc dù chúng đã không cần nữa...