Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2013

Những hành vi không chung thủy trong đời sống hôn nhân



Chung thủy là yếu tố quan trọng để hôn nhân bền vững. Những hành vi không chung thủy trong đời sống hôn nhân đang được đề xuất mức xử phạt gấp đôi - Ảnh minh họa


Bộ Tư pháp vừa đưa ra lấy ý kiến dự thảo nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp, trong đó mức xử phạt đối với một số vi phạm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình được nâng lên gấp vài lần so với quy định trước đây tại Nghị định 87/2001/NĐ-CP.
Điều 46 (Dự thảo). Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng;
c) Kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
d) Kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;
đ) Kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
e) Kết hôn giữa những người cùng giới tính.
2. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác:
Buộc chấm dứt quan hệ hôn nhân trái pháp luật đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
- Ngoài ra, mức xử phạt hành vi dùng giấy tờ giả mạo để đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn lên từ 300.000 đồng đến 1 triệu đồng
Đồng thời một số hành vi vi phạm khá nghiêm trọng nhưng trước đây chưa có chế tài để xử phạt thì nay đã được dự thảo đưa vào.
Chẳng hạn: làm cam đoan không đúng về tình trạng hôn nhân gia đình để làm thủ tục đăng ký kết hôn hoặc để được cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân sử dụng vào mục đích khác có thể bị xử phạt từ 5-20 triệu đồng.
Hành vi kết hôn giả nhằm mục đích xuất cảnh, môi giới kết hôn bất hợp pháp, lợi dụng việc đăng ký kết hôn nhằm mục đích trục lợi, xâm phạm tình dục, bóc lột sức lao động theo quy định của dự thảo có thể bị xử phạt từ 10-30 triệu đồng.
Nếu được Chính phủ thống nhất ban hành, Nghị định xử phạt trên sẽ bắt đầu có hiệu lực từ 1-7-2013.
Ngoài ra:
Theo Điều 147 Bộ Luật Hình sự năm 1999, quy định: Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
Trên đây là một số hành vi phạm luật, mức xét xử hành chính và hình sự mà chúng ta ôn lại cho nhớ thuộc phạm vi lĩnh vực: Hôn nhân và gia đình mà chúng ta quan tâm.
Thế hệ trẻ mới biết sống thử, quan hệ đồng tính, ... là phạm luật.
Trong các tác phẩm của mình, tôi đã vi phạm điều 2 là thời gian chưa có gia đình đã thỏa mãn một vài nữ công dân đã có gia đình. Việc làm vụng trộm này đã bị nhắc nhở và có bạn khuyên tôi xóa những đoạn viết về việc này trong các tác phẩm đi.
Song để hiển thị tính trữ tình, chuyện nào cũng phải có tình yêu mới hay, dù đấy là tình yêu phạm luật, tôi vẫn để như thực tế đã xảy ra. Tất nhiên vi phạm không lâu và đã kết thúc, ở mức độ không nghiêm trọng là chính.
Theo bạn thì nên xóa những tình tiết phạm luật đi hay cho qua và để thế như đã xẩy ra?
Mong các bạn cho ý kiến?

4 nhận xét:

  1. Mức phạt quá thấp anh ơi Đề nghị mức phạt cho những người định cư ở nước ngoài phải tới một tỷ mới chính đáng số tiền đó được cho vào quỹ
    hội bảo chợ cho những chị em phụ nữ bị chồng ruồng bỏ gặp nhiều khó khan phải nuôi con một mình
    Chị em phụ nữ muốn bộ tư pháp ra phán quyết thật đích đáng cho những kể ngoại tình .Vợ chồng chưa Ly Hôn mà ăn ở với người khác như vợ chồng Lại có con ngoài giá thú hòng thôn tính tài sản chung của gia đình luật pháp có can thiệp và bảo vệ quyền lợi cho chị em phụ nữ không nhất là chị em còn sống ở nước ngoài mà tài sản lại ở Việt Nam
    Đề nghị hiến pháp nhà nước VN có những điều luật chặt chẽ về luật hôn
    nhân ,em mong có một bộ phận chuyên trách giúp đỡ và tư vấn cho chị em phụ nữ ở nước ngoài về quyền bảo vệ tài sản bất khả sâm phạm cho dù người đó là chồng hay vợ ngoại tình không được quyền đói nuôi con hòng thâu tóm tài sản .Chị em phụ nữ sống xa quê hương đã chịu nhiều thiệt thòi và còn nhiều nguy cơ mất chồng mất cả tài sản không biết bấu víu vào đâu người thân mất hết niềm tin muốn yêu quê hương nhưng niềm đau làm thui chột em thay mặt chị em xa xứ luôn hướng về quê hương
    Mong bộ tư pháp có nhiều dự thảo bảo vệ quyền lợi cho chị em phụ nữ sống xa quê hương thêm tin tưởng vào đường nối chính sách của nhà nước
    Việt Nam
    Lý chân thành cám ơn anh Đông Sơn Những điều luật mức xử phạt là quá nhẹ cho những GĐ đổ vỡ vợ chồng ly tán các cháu mất cha mất mẹ .đồng tiền ngoại tệ cứ rót về quê hương làm giầu mà HP các cháu không được hưởng niềm HP bên cha mẹ ,thật là bất công mà các cháu là người thiệt thòi nhất
    Chúc anh ấm áp HP bên người thân yêu của mình

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đây là áp dụng trong nước, công dân tái phạm sẽ bị xử lý hình sự mà, cũng là nặng rồi:

      "Cụ thể, theo Điều 147 Bộ Luật Hình sự năm 1999, quy định: Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm."

      Xóa