Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2013

Những chuyện tình yêu



1. Chuyện tuổi học trò
Lớp năm, tôi học ở Trường THCS Quyết Tâm A, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Lúc này, chiến tranh phá hoại ác liệt, bọn học sinh sơ tán từ nội thành sang học chung với học sinh địa phương. Cô giáo dạy Toán chủ nhiệm cũng biệt phái từ Hà Nội sang dạy. Cô ở nhờ nhà một người dân trong xóm.

Lúc này, tôi học khá. Điểm số các môn học đều đạt khá, giỏi. Mọi người hy vọng hết học kỳ I, tôi sẽ đạt học sinh khá giỏi A2. Đây là niềm vui của lớp, thành tích của Trường.
Nhưng môn Địa Lý không hiểu sao tôi lại bị điểm trung bình. Lúc này còn cho điểm 5 là tối cao. Tôi chỉ được ba điểm.
Một hôm, đang đổ dế ở ven đường, chổng mông nhòm cái tổ dế, tay cầm chai nước lã, tôi thấy cô giáo đi đến lớp.
-Em chào cô ạ? Tôi vui vẻ chào.
-Sơn đấy à, cô vui vẻ nhận ra tôi. Em đổ được mấy con dế rồi? 
-Ba con.
-Thế em có biết điểm môn Địa Lý em toàn ba không?
-Em làm hết bài mà thầy cho có ba điểm, tôi phân bua.
-Cô đã hội ý với thầy Địa. Thầy đồng ý hỏi lại bài em để nâng lên bốn. Em về học kỹ bài Địa chiều nay nhé.
Nói xong cô vào lớp dạy Toán.
Tôi về nhà đem vở ra ôn. Quả nhiên ông thầy Địa Lý hỏi bài tôi thật. Thấy tôi thuộc bài rồi, ông đồng ý cho tôi bốn điểm trung bình môn học.
Thế là tôi đạt học sinh khá giỏi A2.

2. Đội bóng trong tim tôi

Sau một năm học vất vả, chúng tôi được nghỉ hè. Khoa dự bị đại học đưa sinh viên đi lao động ở nông trang tập thể. Chúng tôi có chừng 60 sinh viên vừa tốt nghiệp năm dự bị đại học.

Chiếc xe ca chở chúng tôi đến một khu đất rộng có nhà một tầng ghép bằng gỗ cho người ở tạm. Nam riêng, nữ riêng, chúng tôi chia nhau tá túc ở nhờ bà con nông trang trong thời gian lao động.
Hàng ngày cả bọn đi hái táo, hái lê ở vườn cây ăn quả của nông trang. Khi các thùng chất đầy táo, chúng tôi đóng lại và xếp thành một hình khối cho ô tô nông trang đến chở đi nhập kho.
Thanh niên nông trang đang tập đá bóng. Họ khoẻ và hăng hái. Thấy chúng tôi đang lao động, họ mời thi đấu.
Thanh niên Việt Nam cũng có nhiều bạn khoẻ và biết đá bóng. Tinh thần yêu nước lại bùng lên, chúng tôi lập một đội bóng đá và nhận lời.
Tôi là đội trưởng đội lao động Việt Nam, tuy đeo kính, nhưng cũng xung làm thủ môn.
Lúc này, sân bóng đá chỉ là sân cỏ sơ sài. Hai đội bắt đầu chơi. Lũ con gái thì đứng xem.
Hiệp một, họ tấn công ngay. Nhưng mãi chưa sút được quả nào. Tôi giữ khung thành vui vẻ.
Khánh là sinh viên đá khá. Anh ta là tiền đạo nên lấn sang sân bạn đưa bóng vào lưới trước. Chúng tôi dẫn 1 - 0.
Sang hiệp hai, thấy anh em Việt nam đã yếu, họ mới xông lên đá lấy đá để vào khung thành.
Tôi cố hất mấy quả bóng ra khỏi cầu môn, quần áo be bét bùn đất.
Có lần bóng bay thẳng vào người đau điếng. Nhưng nó vẫn chưa vào.
Bạn đổi chiến thuật, dùng lối đá bật tường, tôi bị họ lừa mấy lần.
Thế là kết quả ta thua 3 - 2.
Mọi người ra về vui vẻ. Thế là mình hữu nghị với nông trang Ukraina là như vậy.
Sau đợt lao động bạn cho tôi chọn hai phương án:
  1. Tôi là đội trưởng đội lao động Việt Nam được Giấy khen của Nông trang.
  2. Đơn vị lưu học sinh trường Đại học Xây dựng Kiev được Giấy khen tập thể.
Tôi chọn phương án khen tập thể.
Thế là vui vẻ về Kiev. Giấy khen Thành đoàn Kiev thu giữ.
Năm thứ hai tôi được bầu là Ủy viên BCH Chi đoàn lưu học sinh. Cũng là được tập thể Đoàn viên suy tôn sơ sơ.
Đội bóng trong tim tôi chính là "Đội sinh viên Việt Nam trường ĐH Xây dựng Kiev".
Một trận mệt nhừ và thua 3 - 2.
Tôi được là thủ môn một trận.
Thanh niên mình chưa thắng được. Bạn khoẻ quá, đá cũng tốt.
Hiện Ukraina có Andriu Sepchenco đá khá. Anh ta đi đá cho nước ngoài.
Bộ phim "Hiệp ba" được chiếu ở Việt Nam về bóng đá Ukraina thời chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Sau trận bóng, các cầu thủ tuy thắng ba - hai đều bị xử bắn.
Phát xít Đức xưa tạm chiếm Ukraina. Họ thua trận bóng với đội tù binh.
Đội bóng lưu học sinh Việt nam vẫn luyện tập ở cung thể thao nhà trường.
Bóng đá là môn thể thao vua, ai cũng yêu thích.
Tôi nay đã lớn tuổi, thích xem là chính.

3. Kỳ nghỉ biển

Larisa là một cô gái để lại trong tôi nhiều cảm xúc. Tôi muốn viết về em đã lâu, nhưng chưa có dịp. Sáu năm học ở Kiev là một thời gian dài. Những hoạt động thanh niên của tôi cũng khá nhiều.
Tôi quen Larisa trong chuyến đi nghỉ biển hè năm thứ hai.

Đoàn tầu đang đi nhanh về phía trước. Trong toa nằm, tôi chưa buồn ngủ. Mở cửa toa, tôi bước ra ngoài. Một cô gái đang đứng ngắm cảnh ở hành lang.
Tôi không biết đấy là Larisa.Tôi chỉ thấy em trẻ và xinh. Người nhỏ nhắn, thiếu nữ, em làm tôi ngỡ ngàng.
-Kak Bac zobyt?(Tên em là gì?) Tôi mạnh dạn hỏi.
-Larisa, Larisa trả lời. Em cũng đi nghỉ cùng anh mà. Em nói thêm.
Thế là Larisa dãi bầy là còn mấy vé nghỉ, Khoa Ngoại quốc chia cho phòng Tài chính kế toán nhà trường đi cùng. Larisa là nhân viên mới tuyển. Em là con cháu cán bộ trong trường. Đi làm sớm giữ chỗ rồi học tại chức. Phương án hơi vất vả, nhưng chắc chắn. Không phải đi xa sau khi ra trường.
Tôi lúc này cũng không biết là sau này mình phải đi xa và sau bốn năm mới xin về làm việc ở thủ đô Hà Nội được.
Tôi chỉ nhìn em có cảm tình. Em đi cùng bà Valia và một cô bạn gái. Họ ở một khoang tầu cùng một người thầy trẻ dạy Cơ học lý thuyết. Chúng tôi thân nhau lúc nào không biết.
*Lúc này Trường Đại học Xây dựng Kiev (1972-1993) chưa đổi tên là Trường Đại học quốc gia tổng hợp xây dựng và kiến trúc Kiev (năm 1999).
Anh Lai là sinh viên năm trên. Anh là điển hình của tuýp sinh viên Việt Nam yêu người trong nước và gắn bó từ thời sinh viên. Bạn gái của anh là chị Hoà. Hai anh chị muốn tôi kết thân với các thiếu nữ trong nước đi du học. Nhạc viện Ođetxa là nơi họ mời tôi tới thăm.
Hai anh em đi dọc phố. Hoa dẻ nở đẹp. Mùa hè ấm áp. Chúng tôi nghe tiếng dương cầm từ trên gác vọng xuống. Họ đang bận học đàn.
Một lát sau thì chúng tôi được vào Ký túc xá. Lên gác hai, vào phòng, hai cô gái ở cùng phòng người Việt Nam.
Tôi được đi xem mặt họ. Nhã nhặn, tôi nói chuyện xua tan sự bỡ ngỡ và khách sáo. Một cô là con gái nhạc sỹ Nguyễn văn Tý.
Chúng tôi rủ nhau đi tắm biển. Đánh tú lơ khơ trên bãi cát. Bọn Việt Nam đông nên rất vui. Chúng tôi chụp ảnh, tắm, bơi.
Tôi bơi khá xa. Cái gờ đá ở ngoài khơi biển Ođetxa, xây chắn sóng ai bơi khá đều biết. Bơi đến đấy là được nghỉ. Đứng trên gờ đá nước chỉ đến đùi, có chỗ đến ngực.
Một số thanh niên đứng câu cá trên gờ đá. Tiếc là chẳng có cá mấy.
Trong bộ đồ tắm thì hai thiếu nữ ta không thua Larisa. Họ trắng và thon. Tôi quên cả Larisa và vui vẻ cùng hai cô.
Anh Lai cùng chị Hoà cũng tán thành.
Buổi tối, chúng tôi hay ra sân đánh bóng bàn. Bóng chuyền thì chơi ban ngày. Cầu lông và cờ tướng, cờ đam. Thanh niên vui vẻ không biết yêu là gì.
Cảm giác yêu đương bị che khuất do hoạt động rèn luyện thể lực.
Tôi chưa va chạm với một người con gái nào. Nhất là với các thiếu nữ Ukraina. Mải chơi, tôi không biết là bà Valia và Larisa vẫn đang chăm chú theo dõi tôi.
Một hôm, đang thu xếp về nhà nghỉ thì tôi tình cờ gặp lại Larisa. Em mặc bộ đồ tắm màu xanh. Bà Valia thì đang ngồi tắm nắng.
-Anh về làm gì sớm thế? Larisa ngăn tôi không cho về.
Tôi choáng váng và lấy làm ngượng vì đã quên em. Em vẫn xinh quá. Hai cô gái Việt Nam cũng thấy thế. Nữ Tây họ có nhan sắc.
-Em cũng tắm ở đây à? Tôi hỏi Larisa.
-Vâng. Em ở đây từ sáng. Em thấy anh đang vui cùng bạn bè nên không tiện.
-Anh Lai về trước, em có tý việc. Tôi xin phép anh Lai.
Việc Larisa có cảm tình với tôi là việc đột xuất. Anh Lai cũng rất ngưỡng mộ các cô gái Nga. Thế là chúng tôi ở lại.
Tôi đang mang cái máy ảnh Đức. Vui, tôi chụp cho các bạn Quốc tế mấy kiểu lấy lòng. Sau đó, tôi nhờ một bạn:
-Bạn chụp cho chúng tôi một kiểu làm kỷ niệm nhé.
Larisa và bà Valia đứng xuống nước che phần dưới cơ thể. Tôi đứng ở giữa ôm cả hai nhè nhẹ. Cảm giác run run như một dòng điện chạy qua khi tay tôi chạm lưng cô gái. Đúng là tôi đã chạm vào lưng em. 

Larisa có mời tôi đi nhảy ở sàn nhảy tập thể. Tôi sợ bọn đầu gấu gây sự nên từ chối.

Em nhảy với một cậu Ả rập. Em nhảy rất đẹp. Anh ta cầm tay cho em nhảy vui vẻ. Rất đàn anh.
Chúng tôi được đi xem Ba let ở Nhà hát lớn Ô đét xa. Một thầy giáo lại cho chụp ảnh chung. Tôi lại ôm qua lưng em. Em không nói gì, Chúng tôi nói chuyện riêng trong Nhà hát với nhau. Mọi người nhắc nhở là nên để lúc khác. 
Cậu Ả rập không đi xem hát.

Thấm thoắt trôi qua kỳ nghỉ lúc nào không biết. Chúng tôi quay trở về Kiev học tiếp năm thứ ba. Larisa cùng cô bạn gái đi mua vé tầu hoả cho tôi về Kiev. Tôi nghỉ nửa vé. Cô bạn gái có đem một cậu bạn trai người Ukraina đi cùng đề phòng đầu gấu và say rượu.
Tối hôm ấy, chúng tôi đi mua vé tầu. Larisa đi cặp với tôi như một bạn trai.
Tôi và các bạn đáp xe lửa về Ki ev. Larisa và bà Valia ở lại Ođetxa nghỉ nốt 12 ngày.
Tôi làm được một lô ảnh và chờ em trở về.
Anh Lai rửa hộ phim và vui vẻ khi thấy tôi cũng quen được hai cô gái cùng trường. Anh khai là Larisa xinh gái, tiếc là phim bị xước.
Phòng Tài chính Kế toán là nơi phát lương cho sinh viên ngoại quốc. Họ ở trong phòng, chúng tôi ở ngoài. Có một cái lỗ để thò tay vào chìa thẻ sinh viên ra, lấy lương và ký nhận tiền.
Tôi chui vào phòng quan sát. Phòng rộng và nhiều người làm việc cùng. Các bà , các chị khen ảnh đẹp và tiếc là Larisa đeo kính râm. Không kính thì còn thấy cả đôi mắt nữa. Cũng rất đẹp.
Tôi được thưởng một cái kẹo. Ngậm và không khai.
Trường hay tổ chức nhảy và ca nhạc ở hội trường tối thứ bẩy hàng tuần.
Larisa hình như thất tình. Hình như em yêu cậu Ả rập. Cậu ta biến mất.
Larisa bị xuống sắc. Em gầy đi, không còn nhan sắc như trước.
Sau này, khi thống nhất đất nước rồi, chúng tôi được dự nhảy. Tôi có mời lại mà em không nhận lời. Chúng tôi chỉ là bạn bè.
Do làm trong Trường, chúng tôi gặp nhau luôn. Em hay đi ăn giữa ca ở Buphet (quầy ăn đứng) tầng một.
Tôi vẫn nhớ một lần năm cuối gặp nhau, Larisa vẫn nói:
-Anh Sơn là một sinh viên học khá. Nhìn chung trong thời gian là sinh viên anh không vi phạm gì. Những ấn tượng tốt về anh Sơn làm tôi nhớ mãi.
Tôi không nói gì. Em khô và gầy. Không biết em có học đại học tại chức không?
Tôi biết mình không xứng với Larisa. Nhưng tôi không vi phạm em. Tôi chỉ yêu qua nhiều thiếu nữ. Tôi nhảy với nhiều người, hôn nhiều cặp môi. Nhưng tôi vẫn chưa được hôn em. Tôi chỉ nhớ mãi lần va chạm ấy. Hình như tôi lao vào ăn chơi để trả thù em.
Tôi nhớ em tên là Larisa Chernức.
Khi tôi về nước, Larisa vẫn đang làm việc ở Phòng Tài chính Kế toán nhà trường.
Bà Valia thì làm việc ở Khoa Ngoại quốc. Bà là một phụ nữ tốt bụng.
Tôi vẫn chưa yêu được ai, chưa đánh mất gì. Yêu sơ sơ thì nhiều.
Tôi không có dịp quay lại Kiev lần nào.
Có lẽ Larisa là nữ Ukraina đầu tiên mà tôi có cảm tình.
Dù sao thì mình cũng không nên tiếc làm gì mối tình đầu không thành. Có lẽ, chúng tôi đã bị cậu Ả rập qua mặt...













    Bức ảnh chụp chung với Larisa và bà Valia.

4. Kỳ nghỉ đông đầu tiên
Mùa Đông năm ấy, chúng tôi đi nghỉ ở Nhà nghỉ Nhemirop.
Khu nhà cao tầng có tiện nghi tốt. Căn hộ khép kín cho hai người. Lúc này, đi trượt tuyết là thú vui của cả bọn.
Đang hăng hái thì trước mắt tôi hiện ra cảnh một cô gái đang bị ngã. Hai cái gậy trượt tuyết văng ra xa, chân vướng giày trượt tuyết, cô gái chưa ngồi dậy được.
Tuyết phủ dầy trên mặt đất một màu trắng sạch sẽ. Có ngã cũng không bẩn quần áo. Vườn táo, mận, lê rụng hết lá là nơi trượt tuyết tốt. Dọc con đường ra hồ, vết trượt lằn sâu thành một vệt trắng. Chúng tôi đang trượt ra phía xa khỏi nhà nghỉ.
Trông bề ngoài, cô gái bị ngã có vẻ một nữ châu Á. Cái áo măng tô còn mới ôm gọn thân thể trẻ trung. Tôi khẽ hỏi bằng tiếng Việt:
-Bạn học trường nào?
-Im from Mongolia (em từ Mông Cổ tới), cô gái đáp bằng tiếng Nga.
Tôi ngượng đỏ cả mặt, cứ tưởng người Việt Nam.
-Im from Viet Nam (tôi nói bằng tiếng Nga) và đỡ cô gái dậy.
Việc quen nhau như thế là trót lọt.
Chúng tôi như trong mơ, vui vẻ cùng nhau trượt tuyết. Khi về thì một sự bất ngờ nữa lại xảy ra.
Một cô gái lạ nói với cô bạn mới khá gay gắt bằng thứ tiếng Mông Cổ mà tôi không hiểu. Sau này tôi mới biết đại khái là người Mông Cổ chúng ta tuyết thế này chưa dày, cưỡi ngựa, bắn tên giỏi, sao lại để anh Việt Nam giúp?
Thế là cô gái trẻ ngượng lại là đã đánh lừa tôi để bắt quen.
Tôi đành quen cả hai.
Cô chị rất ý chí. Cô ta khoe là trưởng tộc nữ của người Mông Cổ. Phía Việt Nam tôi là lớp trưởng, trưởng Nguyễn nên là môn đăng hộ đối. Chúng tôi chơi trò tìm hiểu nhau.
Anh Nguyễn Mạnh Hậu là Đơn vị trưởng lúc về nước có cho tôi mượn một máy ghi âm cát xét. Tôi bật máy và mời họ nhảy. Chúng tôi ôm nhau nhảy slow vui vẻ. Trong phòng nên em chiều. Cũng dễ. Mình ôm lưng cô gái, xoay theo nhịp nhạc là xong.
-Khi vào hội trường, anh cứ nhảy thế này với em là được, cô gái dặn.
Nhảy tự do thì còn dễ hơn. Vung tay chân tuỳ ý. Nhảy van là khó nhất.
Nhạc vanxơ thì mình chỉ được ngồi xem.
Thế là chúng tôi đến Hội trường để nhảy vào thứ bẩy, chủ nhật.
Dàn nhạc sống dạo những bản hay, mọi người ngồi xem hoặc nhảy với nhau. Tôi tập hoà nhập với cô gái Mông Cổ trong số khách nhảy.
Những cô gái Nga xinh xắn phái Larisa cũng muốn nhảy với chúng tôi. Họ đang đợi cơ hội làm quen...
Một lần, tôi không kìm được ham muốn, đang nhảy, tôi cúi xuống tìm cặp môi em. Em đáp lại nhè nhẹ làm tôi ngây ngất. Chúng tôi trao nhau nụ hôn đầu...
"Nhớ những cái hôn đầu tiên, anh không dành cho em..."
Buổi Hội diễn Trường Dược năm ấy, nghe Trần Tiến biểu diễn, tôi không hiểu cái hôn đầu tiên họ dành cho ai? Mãi nghe hết bài hát, tôi thầm ngượng và tiếc cho họ. Chiến tranh khốc liệt đã giết đi bao thanh niên chưa biết nụ hôn nào.
Tôi đã nhường nụ hôn đầu cho một cô gái Mông Cổ.


5. Nhi na
Năm thứ ba, hè sau khi đi nghỉ ở Ođetxa về, tôi tham gia đi làm thêm.
Anh Đinh Mạnh Hùng tìm được việc làm ở một công trường xây dựng. Anh mời tôi tham gia đi làm thêm.
-Cậu tập thể thao làm gì? Làm thêm vừa có tiền, vừa tập lao động. Sức khoẻ cũng tăng lên nếu tham gia lao động.
Ba năm đầu, tôi tham gia rèn luyện sức khoẻ, tập chạy, bơi, tập tạ. Cung thể thao nhà trường cũng tạo điều kiện tập luyện.
Các nhà nghỉ cũng cho mượn dụng cụ trượt tuyết, bóng bàn, cầu lông để tập luyện. Dù sao thì các kỳ thực tập hái táo, lắp điện nhà cao tầng, hàn điện Bảng điện tử chỉ một tháng mỗi năm. Chúng tôi còn hai tháng hè.
Thế là đi làm.
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô cũ lúc bấy giờ là ông Leonit Ilich Brêgiơnep có nói về xây dựng Chủ nghĩa xã hội như sau:
  1. Xây dựng mới nhà máy, công xưởng, đô thị.
  2. Xây dựng lại nhà máy, công xưởng, đô thị.
Lúc này cả hai phương án được nước bạn áp dụng rất khẩn trương.
Ở Kiev, nhà cao tầng xây hàng loạt ở các khu đất mới. Dân số tăng nhanh chóng đáp ứng nguyện vọng của thế hệ trẻ là được sống và làm việc ở các đô thị. Khu đô thị mới (microraion) mọc lên hàng loạt.
Chúng
tôi tham gia xây dựng lại một nhà máy. Là lao động phổ thông. Xây dựng lại thì ngay trong thành phố, đi làm gần.

Đào đất bằng xẻng, dùng búa khoan đào những chỗ đất cứng, nền nhà máy cũ. Đào rãnh đặt cáp điện, đặt tấm đan lát nền sân, đường dẫn vào nhà cao tầng.
Làm đến khai giảng thì thôi. Nhìn chung công nhân xây dựng họ lương thấp. Họ chỉ hy vọng được phân nhà ở. Một căn hộ là đủ bù số lương thấp hơn so với nghề khác.
Hè các năm sau, chúng tôi vào nhà máy xin việc làm. Lương có khá hơn nên chúng tôi đi làm đến khi về nước.
Hòm đồ bốn tạ là vinh dự khi tôi về nước.
Nhi Na là một cô công nhân nữ. Em làm việc trong cùng một xưởng. Toà nhà lớn của xưởng là nơi chúng tôi đến làm việc hàng ngày.
Hè nên trời mát mẻ, ăn mặc lịch sự, tôi chìa thẻ ra vào và chui vào cổng nhà máy. Tôi làm việc ở phân xưởng bôi trơn. Hàng ngày tôi tham gia bôi trơn các phôi găng tay bằng kim loại.
Cô thợ cả chia cho tôi một ít giẻ trắng. Đây là thứ vải tốt mà may áo sơ mi mặc rất tốt. Tôi vừa lau vừa tiếc.
Dầu lau cũng là loại xịn. Sau khi lau sạch phôi, phải bôi một lớp dầu mỏng lên cho việc tẩm cao su. Cao su khi tẩm bám đều vào phôi và khô dần để đưa vào lò sấy.
Tôi đang làm thì thấy em đến.
Nhi Na là thiếu nữ nông thôn ra xin việc làm. Em có anh trai và chị dâu ở Kiev. Họ cho ở nhờ. Em cũng lo lau phôi, bôi trơn. Phôi của em để sản xuất nút cao su rỏ mũi, rỏ mắt...
Xưởng chúng tôi sản xuất dụng cụ cao su phục vụ Y tế.
Tình cờ chúng tôi quen nhau như sau.
Có một bà già làm đổ cái giá đựng phôi. Nó nặng vài chục kilôgram là ít. Cụ già cố lôi cái giá lên khay đựng là một cái xe tự hành. Cái xe trượt đi không chịu giữ cái giá đựng phôi. Ca của Nhi na sắp tới. Em làm ca sau bà cụ. Chỉ một giá nữa là hết ca.
Tôi đến sớm nên xông tới giúp bà cụ lôi cái giá lên xe tự hành.
Hai bà cháu đang khệ nệ thì Nhi Na tới. Em cậy khoẻ lôi tuột nó lên. Vô tình, em tỳ cái của quý của mình lên bàn tay tôi.
Một cảm giác đê mê lan tỏa trong tôi. Chưa bao giờ tôi chạm vào một thiếu nữ, lại vào cái chỗ quý giá ấy. Larisa tôi cũng chỉ mới chạm vào hông. Ở Ođetxa, Larisa mời tôi nhảy slow mà tôi không dám.
Đại Sứ quán Việt Nam hạn chế quan hệ luyến ái với các thiếu nữ bạn.
Lúc này đã thống nhất đất nước. Chúng tôi đã học các năm trên nên có mạnh dạn hơn. Các cô gái Mông Cổ cũng tập luyện chúng tôi yêu ở Nhà nghỉ Nhemirôp. Làm quen, nhảy slow, tỏ tình, hôn môi. Nhưng vẫn là phái châu Á.
Nhi Na khoẻ, người đậm, tầm thước. Sau khi giúp bà cụ làm nốt phần việc, em mới có dịp nói chuyện với tôi.
-Em học hết lớp 10 (cũ). Trượt đại học, em ra thành phố kiếm việc làm. Việc ở đây là làm tạm, không có tương lai lắm, nhiều phế phẩm. Em sẽ tìm việc khác xin chuyển.
Việc của chúng tôi có khá hơn. Nhưng bà đốc công già cũng ta thán:
-Cháu làm nhiều phế phẩm. Bác dỡ sản phẩm có nói là dầu bôi không đều.
Việc bôi trơn là khó. Hôm nào trời ẩm thì nên bôi mỏng hơn một tý. Trời khô thì bôi dầy. Bóc sản phẩm dính là bôi mỏng thì dễ rách. Bôi lớp dầu dầy thì tẩm khó do cao su không bám vào phôi. Cũng rách nốt.
Tôi không nói gì. Sau này họ phải thay dây chuyền công nghệ. Việc dỡ sản phẩm có khá hơn. Hình như họ định tuyển dụng chính thức.
Tôi xin phép tiễn Nhi Na sau ca làm.
Chúng tôi lên xe buýt về nhà. Em ở gần Ký Túc xá sinh viên. Qua cái công viên con con, tôi đề nghị ngồi chơi một lát. Em đồng ý.
Lần đầu tiên Nhi Na cho tôi hôn môi. Môi em khoẻ và dầy. Tôi quên cả trời đất.
Mãi gần 12 giờ đêm, tôi mới về tới Ký túc xá.
May mà bà gác cổng vẫn chưa khoá cửa ra vào. Tôi về phòng ngủ thiếp đi.

Chúng tôi thân nhau. Nhi Na đưa tôi đi dự sinh nhật một cặp vợ chồng hai người cùng quê. Họ ở khá xa. Chúng tôi đi xe buýt tới.

Nhi Na ghé vào chợ mua một chai rượu. Chúng tôi uống rượu, nói chuyện. Tay bạn khai là làm nghề lái xe rùa. Lương khoảng 300 rúp một tháng. Nói về giá cả đất đai, nhà của. Đắt.
Chẳng có cơ hội nào để thành thân. Nhưng đâm lao thì theo lao. Họ mời tôi về thăm quê. Tôi nhận lời.
Xe lửa chạy bằng điện (elektrichka) đi vài tiếng thì đến. Nhà cửa bằng gỗ ghép, cũng đàng hoàng. Hai anh chị vui vẻ chưa có con cái gì.
-Nhất khách nhì chủ, cô gái đề nghị. Hai người ngủ chung bàn.
Tôi nằm ở giường bên cạnh làm như không nghe thấy ngủ thiếp đi.
Hôm sau, cô gái rủ tôi đi giặt. Chúng tôi đi tới cái hồ con con xa tít. Tắm, bơi. Cô ta ngồi giặt, không nói gì. Tôi cũng chẳng xin xỏ gì.
Nhi Na sang. Em thấy tôi còn nguyên thì không nói gì. Tôi hôm ấy, nhà em mời cơm. Tôi được họ đãi nhiều món. Nấm xào, giò Ukraina, rượu trắng.
Tôi dĩ nhiên là không dám lấy Nhi Na.
Tôi vui vẻ ở cùng nhau hai ngày rồi về Kiev.
Nhi Na chuyển đi thật. Em đồng ý lấy một anh sỹ quan quân đội và chuyển đi Đônhetxcơ.
Từ đấy, tôi đi làm một mình.
Tôi cũng mới chỉ được hôn môi.

6. Maria
 Hè năm thứ ba, chúng tôi không đi nghỉ nữa. Mọi người theo yêu cầu của đơn vị đi làm thêm. Hè đến, sinh viên người Ukraina về quê hết, Ký túc xá vắng teo. Chúng tôi sống vui vẻ với nhau.
Ký túc xá sinh viên chúng tôi gọi tắt là "Ốp". Chúng tôi ở Ốp 5.
Tôi gọi thân mật là nhà tôi là một phòng của Ký túc xá. Bốn người ở chung một phòng.
Hai bạn Nga về tôi và Quân ở lại.
Phố Giáo dục chạy dài từ đại lộ Hàng Không tới Ký túc xá số 5 ở cuối phố. Cổng trường Đại học xây dựng ở mặt tiền đại lộ Hàng Không, gần nhà.
Tôi vẫn nhớ địa chỉ cũ (đã dịch sang tiếng Việt):
Kiev - 37
Phố Giáo dục - 7
Ký túc xá số - 5
Trường Đại học Xây dựng Kiev (Kucu).
Ký túc xá nằm dọc phố và có mặt phố. Từ trên gác có thể thò mặt qua cửa sổ là nhìn thấy phố Giáo dục. Cây cối hai bên đường xanh tốt. Gần Ký túc xá có một rạp xi nê.
Phim hay và rẻ tiền, hợp với sinh viên. Ban ngày một vé có 50 xu. Quãng một bữa cơm của ta.
Vé đêm là một rúp. Chúng tôi thích đi xem phim.
Tôi mua nhiều đĩa hát hay để nghe. Quân bỏ tiền mua một máy quay đĩa đắt tiền cho oai. Những bài hát hay vang lên vui vẻ cả một góc phố. Nghe bằng đài Rigonda cũng hay.
Chiều chiều, chúng tôi hay đi đánh bóng chuyền trong sân Ký túc xá.
Nhà ăn sinh viên ở bên trong, sau Ký túc xá. Nhà ăn Công nhân cũng ở gần đấy. Ăn có ngon hơn.
Buphet là nhà ăn nhỏ trong Ký túc xá cũng bán thức ăn khi cần ăn sáng, ăn trưa.
Vui nhất là làm quen với các nữ sinh lớp 10 (cũ) lên dự thi vào "Trường Đại học Xây dựng" được bố trí ở cùng. Họ đa phần là các thiếu nữ ở nông thôn ra dự thi, Trường bố trí ở trong Ký túc xá. Thi đỗ thì được vào học năm thứ nhất.
Chúng tôi là các sinh viên năm trên.
Tốp nữ lên Kiev dự thi đại học vui vẻ ở cùng tầng. Phòng vệ sinh ở cuối tầng và bếp gar tập thể ở cạnh. Họ mượn chảo rán khoai tây, xào xào nấu nấu.
Tôi và Quân đi mua chai rượu vang góp vui. Chúng tôi liên hoan.
Maria là một cô gái cân đối và dễ coi. Em thi vào Khoa Công Trình. Khoa này anh Nguyễn Mạnh Hậu, đơn vị trưởng đã tốt nghiệp và về nước. Ký túc xá của Khoa Công trình là một chung cư cao tầng khép kín, ở gần. Tôi thỉnh thoảng có sang thăm anh Hậu, cùng ở Hà Nội trước khi đi du học.
Valia là cô gái xinh hơn. Em cặp bồ với Phạm Quân.
Còn một cô xinh nhất thì không chịu quen ai.
Quân đi giày cao gót, bật nhạc nhảy với Valia. Họ yêu nhau. Quân đã trao cái quý nhất cho Valia. Không biết của con trai thì có thể nói như vậy được không. Anh ta yêu Valia.
Tôi thì cũng được Maria cho hôn môi. Chúng tôi chụp ảnh chung, thân nhau. Anh Long và Quân nhường nhịn. Họ cho tôi hủ hoá. Nhưng "Đức Bà" không chiều. Tôi cũng không dám làm liều.
Tiễn họ về quê. Năm thứ nhất họ đi học ở tỉnh. Năm thứ hai về Kiev học tiếp. Lúc này không thân nhau nữa. Maria ở Ký túc xá Khoa Công Trình . Tôi có sang thăm. Em không dám cho hôn môi nữa.
Chúng tôi biết là do Khoa Dự bị đại học có nhiều sinh viên ngoại quốc học nên Ký túc xá chỉ đủ cho sinh viên ngoại quốc. Một số sinh viên năm thứ nhất người Ukraina phải học ở tỉnh năm thứ nhất. Năm thứ hai họ mới về Trường học tiếp.
Họ nhường nhịn và vui vẻ học tiếp.
Ký túc xá là nơi 6 năm chúng tôi sinh sống. Điều kiện sinh viên có hạn nên chúng tôi chu chí học hành là chính. Lúc này anh em Khoa Dự bị Đại học sang bầu anh Trịnh Giang Long lên Đơn vị trưởng. Anh Long lớn tuổi hơn, có tham gia quân ngũ trước khi đi học nước ngoài.
Anh Long kiêm luôn lớp trưởng. Tôi chỉ còn là lớp trưởng đối ngoại.
Tức là đối với bạn, vì tôi không sai sót gì, nên tạm thời vẫn là lớp trưởng.

7. Valia
Valia là tên bà cán bộ khoa Ngoại quốc. Bà hay đi nghỉ mát cùng chúng tôi. Bà có nhiều cử chỉ thân thiện như một người mẹ. Nghe nói bà rất nghèo. Cái áo măng tô bà mặc đã cũ...
Tình cờ tôi và Phạm Quân đều yêu Valia. Cô gái cùng tên lên Kiev dự thi đại học.
Sau khi được Quân cho làm tình, Valia vẫn quý tôi.
Tôi cũng có một Valia...
Chúng tôi kết nghĩa với Nhà máy đóng giày Kiev. Họ có một trường công nhân kỹ thuật. Anh Thắng được mời cùng chúng tôi đến dự liên hoan. Số học viên trường công nhân kỹ thuật tiếp...
Anh Thắng là đảng viên, Nghiên cứu sinh ở Việt Nam sang. Chi bộ lưu học sinh lãnh đạo hoạt động đối ngoại. Lúc này anh Hiện thì chơi ghi ta, tôi thì lên phát biểu hữu nghị.
Thanh niên họ mời cả số tân binh đến dự. Ngày Quốc phòng toàn dân của Bạn.
Lúc này, tôi đã mạnh dạn hơn. Những buổi mít tinh hữu nghị có tổ chức dancing.
-Can I seat here? (Tôi ngồi được chứ?) Tôi hỏi bằng tiếng Nga.
-Please seat down. (Mời ngồi) ai đấy nói.
Tôi ngồi cạnh hai bạn gái khá xinh. Họ vui vẻ bắt chuyện.
Sau phần mít tinh phát biểu. sang phần hội diễn Văn nghệ, tôi mạnh dạn mời Valia nhảy. Em run run ôm lấy tôi. Chúng tôi xoay xoay.
Văn là em trai tôi đang ở Hà Nội. Valia là tên cùng vần.
Chúng tôi yêu nhau. Đi chơi khắp Kiev. Nào phố Krêsatchic, Công viên 1 tháng 5, xem phim nổi, gương cười...
Những ngày trước khi tôi về nước, chúng tôi vui vẻ.
Tôi vẫn nhớ câu nói của Valia:
-Tư môi persi. (Tiếng Ukraina là: Anh là người yêu đầu của em).
Tháng 8 năm 1978, tôi về Việt Nam.
Từ đấy đến nay tôi không có dịp nào quay lại Kiev, nhưng tôi luôn nhớ những tình cảm tốt đẹp với thành phố này.
Chia sẻ với bạn đọc những chuyện có thật về Kiev, về các bạn gái của tôi, tôi thấy đất nước của Paven Corsaghin rất xinh đẹp và hữu nghị. Tuổi thanh niên, tôi đã sống vui vẻ và không hoài phí. Tất nhiên tài đức có hạn, tôi đạt đuợc không nhiều, nhưng những gì đã đạt được cũng đủ để không phải tiếc nuối quá khứ. Phải không các bạn?

8. Chứng chỉ Anh A đầu tiên.
Lớp Anh Văn Trường THPT Lê Hồng Phong.
Trường ĐHBK TP HCM có một phòng học Anh Văn khá tiêu chuẩn hoá. Các khoang có tai nghe cho học viên. Cua học do bà Liên, giáo viên tiếng Anh dạy. Cuốn "English nine hundred" còn gọi tiếng Việt là "900 mẫu câu tiếng Anh" là sách dạy tiếng Anh đầu tiên.
Kết hợp với chương trình do trường đào tạo, tôi đi học thêm buổi tối để lấy chứng chỉ của Sở Giáo dục-Đào tạo. Họ học chậm, chắc chắn. Nhìn chung bắt đầu học thì vào, sau thì khó dần.
Trung tâm ngoại ngữ ở Trường THPT Lê Hồng Phong dành cho người lớn.
Phong trào học ngoại ngữ lúc này khá mạnh. Tối đến, các lớp học nhiều và đông học viên. Tôi đi cái xe đạp tự lắp đi học. Tiết giảng còn ít nên tôi đi học đều.
Tất nhiên là rất dễ "Fall in love" với ai đó.
Đầu tiên là Kim Vân...
Kim Vân là một thiếu nữ trắng trẻo, dong dỏng cao và cân đối. Em nhỏ người và ngồi gần tôi. Khi cô giáo gọi lên trả lời, em trả lời được. Hình như số học sinh phổ thông đã học qua Anh văn. Kim Vân là sinh viên trường Dược.
Tôi là Giảng viên đại học từ Ukraina về nên cũng là số có việc làm rồi và có trình độ đại học. Thấy Kim Vân có cảm tình, tôi đạp xe đạp theo xem em ở đâu?
Kim Vân đón xe hỏi tôi. Tôi giãi bầy và được em nhận lời cho tìm hiểu. Tôi rất mừng.
Em trọ ở một khu nhà dành cho sinh viên. Sau đó lại đến ở nhờ một người bạn gái. Khi tôi ra Bắc công tác, cô bạn có nhờ mua một cuốn sách giáo khoa về học. Tôi nhận lời.
Khi về, tôi tìm đến thì cô bạn gái nhận quà. Kim Vân lúc này do anh trai cô bạn gái sàm sỡ nên bỏ đi nơi khác ở trọ học. Cô bạn gái có cho tôi địa chỉ.
Tôi tìm đến thì đúng là Vân đang ở trọ trong đó với tốp nữ. Họ vui vẻ trọ học.
Vân khai em người huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Tên đầy đủ là Võ Thị Kim Vân.
Tôi bắt đầu yêu nhau với Kim Vân.
Cô Sáu Trung.
Tình cờ, Bố đi công tác Biên Hoà, Đồng Nai ghé thăm tôi ở Sài Gòn. Chúng tôi được gia đình cô Sáu Trung, tỉnh trưởng Đồng Nai tiếp niềm nở. Bố tôi được thăm bệnh cho Hạnh, con gái cô Trung. Thế là họ quen chúng tôi.
Hôm cô Trung cùng bố tới Trường thăm, tôi thấy lần đầu tiên, tôi gặp một phụ nữ xinh xắn. Cô dong dỏng cao hơn Kim Vân, đầy đặn hơn do đã có chồng. Kim Vân nghèo, rất mảnh khảnh.
Cô tên là Võ Thị Sáu Trung. Cùng tộc, người tỉnh Sông Bé, nay là tỉnh Bình Dương.
Tôi lên Biên Hoà ở chơi nhà cô Trung .
Bố làm việc trong Bệnh viện tỉnh. Tối bố con lại vui vẻ gặp nhau.
Chú Sáu là tỉnh trưởng. Cô chú có cái Hạnh và thằng Hiếu. Họ rất hạnh phúc.
Tôi thăm họ rồi quay lại Sài Gòn làm việc tiếp.
Bố có gặp qua Kim Vân. Kim Vân có nhìn thấy ông ta. Nhưng chúng tôi chưa tiếp nhau lần nào.
Tôi giới thiệu đấy là bạn gái.
Cấp chứng chỉ.
Học mãi cũng hết chương trình. Lúc này, Vân do nghèo bỏ học Anh Văn, chỉ theo học Trường Dược và lên năm thứ hai. Chị Kim Lan tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp lấy chồng trước. Kim Vân đến Ký túc xá mời cưới. Hôm cưới, tôi cũng đến dự.
Bố mẹ và gia đình Kim Vân lên thành phố Hồ Chí Minh dự cưới con gái. Bên Kim Vân có 5 anh chị em ruột.
Anh trai cả nguyên là thiếu úy ngụy quân, Võ Thị Kim Lan, Kim Vân, Kim Phượng và cô em út tật nguyền bị teo 1 chân.
Hội trường đông bạn bè hai bên. Mọi người dùng cơm vui vẻ. Anh chồng chị Lan, đầu tiên khai là cán bộ quân đội, học cùng lớp, có mời tôi thông gia. Tôi không nói gì.
Tan tiệc có 1 anh mời tôi đi uống nước, tôi không dám nhận lời mà về luôn Ký túc xá. 
Lúc này chúng tôi còn nghèo. Lương Trường trả thấp nên cuộc sống bao cấp túng thiếu. Tôi phải học nhảy cóc và thi lấy chứng chỉ Anh A.
-Do you speak English?
-Yes, I do
-What is your Job?
-Im an engineer.
-Thats good. Its enough for you.
Thế là xong.
Chứng chỉ thì đề là: Nguyễn Đông Đơn. Trung tâm Ngoại ngữ thuộc Sở Giáo dục đào tạo.
Hôm mẹ tôi vào thăm, tôi có mời chị em Kim Vân, Kim Phượng đến dùng cơm thân mật. Lúc này tôi ốm nên việc thông gia chưa dứt khoát. Khi tôi khỏe mới dám bàn. Nhưng chúng tôi đã yêu nhau lắm rồi.
 Ra Bắc tôi được cơ quan cho học lại. Thi lấy chứng chỉ lần 2 Anh A do Trường Đại học ngoại ngữ cấp.
Tiếng Anh, tôi còn bập bõm, tuy có chứng chỉ Anh B.
Tôi cũng thôi mối tình với Vân.
Bắc - Nam cách trở. Bạn nghèo với nhau.
Vân cho tôi gặp một lần khi đi qua Tổng công ty dược phẩm ở Hà Nội. Em đi cái xe máy 50 cm3 theo tôi một đoạn. Tôi có gia đình rồi nên không bắt chuyện gì. Sau này tôi rất tiếc.
Từ đấy, chúng tôi chưa gặp lại nhau lần nào.
Cũng sợ anh em nam Nam Bộ đánh ghen nên không dám quan hệ sâu sắc với nữ Nam Bộ.
Chúng tôi suốt thời gian yêu nhau vẫn chưa 1 lần hôn môi, thật đáng tiếc.
 
9. Cua dạy kèm tiếng Nga.
Hôm ấy, tôi được Mai, một nữ sinh viên Trường đại học tổng hợp mời dạy kèm môn Nga Văn. Mai tập hợp được một tốp sinh viên gồm bốn cô gái trẻ. Tôi dạy kèm để họ thi môn quốc gia Nga văn. Thi ra trường.
Mai là bà con bên nội nhà anh Chí. Anh Chí là con dì Bộ. Dì Bộ là chị ruột mẹ tôi.
Hình như anh Dân, một người bà con đồng hương trong huyện cho mượn nhà để dạy. Cái phòng con đủ cho bốn người và tôi ngồi chung. Tài liệu giảng dạy theo yêu cầu là tập tài liệu môn Hoá học bằng tiếng Nga. Tôi dịch và truyền lại cách dịch cho họ.
Thế là tôi nhận dạy kèm.
Đến giờ dạy là tôi đi xe đạp đến nhà anh Dân. Chúng tôi ngồi học. Tôi đọc bài khoá, giảng từ mới, dịch từng câu và họ chép bài. Sau thì yêu cầu họ đọc thử, nhận xét. Bài này qua bài kia, cuối cùng khoá học kết thúc.
Họ thi đỗ môn thi quốc gia Nga Văn. Tôi thì được cái phong bì 40 nghìn đồng.
Sau lớp dạy kèm này, tôi được cử ra Bắc công tác.
Tôi xin tìm hiểu một cô bạn gái của Mai, cô ta từ chối, nói là yêu Mai đi.
Mai hơi móm, nên tôi không yêu.

Ra Bắc 1983, tôi được cô Toàn ở gác 2 nhà C2 Kim Liên mời dạy hai người con trai cô ta và một số thiếu nhi nhà C2 môn Nga Văn. Tôi không nề hà gì chuẩn bị giáo án giảng dạy ngay. Lũ trẻ con học cùng tôi được mấy buổi thì cô Toàn mời 1 người lớn tuổi, biết tiếng Nga sang kiểm tra tôi. Tôi nói chuyện với anh ta mấy câu. Anh ta nể và coi như cho qua. Biết cậu tôi tên là Phan Ngọc là dịch giả nổi tiếng, biết nhiều thứ tiếng, ông ta vui vui.
Sau khi dạy xong, cô Toàn cũng thu một ít tiền của các cháu thù lao cho tôi. Tôi rất quý những đồng tiền ấy. 
  Nhờ có dạy qua Nga Văn cho một số người, tôi khi đi phiên dịch thực tập sinh (1984) và phiên dịch Hợp tác lao động (1989) ở Liên Xô cũ đều dịch tốt và hoàn thành nhiệm vụ.

10.
EM VẪN LÀ MỐI TÌNH ĐẦU CỦA TÔI

Đoàn tàu chậm chạp rời bánh khỏi Ga Nha Trang. Trong toa, chúng tôi vui vẻ tiếp tục hành trình ra Bắc công tác. Chuyến đi thực tập giảng dạy này, tôi đi một mình. Nhà trường cho giấy giới thiệu, công lệnh.
Trong toa, ngoài tôi còn có một cặp vợ chồng già cùng đi. Hai ông bà trông phúc hậu. Ông hình như xưa công tác tại Bộ Nông nghiệp. Nhìn thoáng qua cũng biết loại cán bộ C là ít.
Lúc này là năm 1980 gì đó, đã lâu lắm rồi nên tôi moi trí nhớ ra viết. Không biết vì sao cô gái mà tôi  muốn kết bạn trong Nam lại từ chối tôi. Tôi nghĩ mình cũng là người thanh niên có công ăn việc làm, lại có trình độ đại học.
-Anh cứ tìm hiểu và lấy cái Mai đi là được. Câu nói cuối cùng của cô gái vẫn văng vẳng bên tai tôi khi chia tay.
-Anh cho em ngồi nhờ, bỗng có tiếng nói cắt dòng suy nghĩ của tôi.
Tôi nhìn lên, một cô gái mạnh khoẻ, cân đối đang đứng trước mặt. Tôi ngồi xích vào nhường chỗ cho cô gái. Thăm nom nhau qua loa, tôi biết là cô gái là sinh viên Trường Đại học Hàng hải Nha Trang về nhà thăm bố mẹ già.
- Nhà em ở Hà Nội, bố mẹ ốm muốn em về thăm. Có điện báo. Trường cho phép rồi. Cô gái nói.
Tôi không nói gì. Có thêm người cùng đi là vui, lại là một thiếu nữ.
Chúng tôi chuyện trò như khướu. Cùng là dân Hà Nội nên vui vẻ. Cô mời tôi đến nhà chơi khi về đến Hà Nội. Tôi nhận lời.
Đoàn tàu tiếp tục ra Bắc. Màn đêm dần dần buông xuống. Trong toa chỗ sáng, chỗ tối. Cô gái đi xuống một đầu toa ngồi xuống một cái ghế đơn chìa ra dọc hành lang nghỉ.
Tôi cũng ngồi trên một chút nghỉ. Chúng tôi đi tầu ngồi. Thanh niên nên tôi không thấy mệt mỏi gì. Thoáng thấy nhớ cô gái, tôi đi về phía chỗ ngồi của cô ta.
Tôi không hiểu vì sao mà không nói gì, cúi xuống hôn nhẹ cô gái. Em không từ chối nụ hôn của tôi. Tôi mạnh dạn hôn vào môi em. Nụ hôn ngọt ngào làm tôi đê mê. Chúng tôi hôn nhau không dứt…
Đoàn tàu tiếp tục đi ra Bắc. Mọi người ngủ hết, chỉ có hai chúng tôi là còn thức. Chúng tôi ra đứng ở bậc lên xuống yêu nhau.
-Này, ai cho phép hai người đứng ở đây hở? Tiếng anh soát vé hét lên. Vào toa ngay.
Chúng tôi vội vã vào toa.
-Mời anh trình vé và giấy tờ? Anh soát vé hỏi.
Tôi cho xem công lệnh, vé tàu hoả ra Bắc. Anh ta không nói gì.
-Thế còn cô này? Vé đâu?
-Em là sinh viên ra thăm bố mẹ ốm. Xin đi nhờ ạ. Cô gái nói.
-Đi nhờ cái gì, cô mà không mua vé là tôi cho xuống ga gần nhất đấy nhé. Anh soát vé gắt.
-Em đi nhờ mà, sinh viên làm gì có tiền hở anh, học bổng ít ỏi lắm. Cô gái xin.
-Này anh, thôi có giận thì chín bỏ làm mười, anh ạ. Bố mẹ cô ta ốm nên bỏ cả học ra thăm đấy. Anh thông cảm đi. Bác già đỡ lỡi xin hộ.
Thấy có người cao tuổi bảo lãnh, anh soát vé bỏ đi.
Thế là thoát.
Đến ga Hà Nội, chúng tôi chia tay nhau. Cô gái còn cho tôi mượn cái túi lưới đem quà về nhà. Tôi hẹn hôm sau đem trả.
Hôm sau, tôi đế nhà em ở phố Cầu Gỗ gần Bờ Hồ chơi. Em ở nhà một mình. Chúng tôi lại hôn nhau.
-Anh biết không, trong nhà còn cậu em trai đang ở trên gác đấy nhé. Cô gái báo.
Chúng tôi lên thăm cậu em trai. Cậu ta đang ốm, nằm khật khừ. Cô gái quyết định đưa cậu ta đi tiêm. Chúng tôi đi với nhau. Cô gái gọi xích lô. Tôi đạp xe đi theo hai chị em đi xích lô.
Phòng khám tư nhân ở phố Huế. Một ông cụ khoẻ mạnh mặc bộ đồ nâu tiếp chúng tôi. Họ quen nhau từ trước. Cậu em được tiêm vào đầu. Hình như là thuốc bổ.
Lát sau, cậu ta đã vui vẻ, khoẻ hẳn lên. Thuốc ngấm rồi mà. Có thuốc có hơn. Cô chị trả tiền và chúng tôi ra về.
Như hẹn, tối hôm ấy, chúng tôi đi chơi.
Tôi đi xe đạp tới. Nhà họ đang rô đa một cái xe máy Pơ Zô 102 mới keng. Họ khoe nhà giàu. Em định đi xe đạp cùng, tôi xin phép đèo, em đồng ý.
Chúng tôi đi lên Hồ Tây, ngồi ghế đá hóng mát, nói chuyện. Chúng tôi yêu nhau. Mãi đến khuya tôi mới đèo cô gái về nhà. Cuộc đi chơi kết quả.
Hôm sau, chúng tôi đến thăm nhà cô chị gái mới ở Liên Xô cũ về. Cô ta có bạn trai cũng cùng về. Anh ta cùng tiếp, khoe biết chơi cờ vua và là kiện tướng gì đó. Tôi chỉ biết chơi sơ sơ nên không nói gì. Chúng tôi ngồi chơi vui vẻ.
Hai chị em gái có đến nhà tôi chơi đáp lễ. Lúc này nhà cửa chật chội, bố mới lên bìa C, còn nghèo nên tôi cho họ một cái đĩa hát làm quà. Họ về, không nói gì.
Mấy hôm sau, cô gái xin vào Nha Trang đi học tiếp. Tôi thì lên Hương Canh, Vĩnh Phúc thực tập giảng dạy. Chúng tôi chia tay nhau.
Sau đó tôi vào Nam tiếp tục giảng dạy. Chúng tôi xa nhau từ đấy…
Năm 1983, tôi chuyển về Hà Nội làm việc. Anh Vũ Toàn Thắng có giới thiệu một cô hàng guốc cho tôi. Cô ta cũng ở gần phố Cầu Gỗ. Tôi đến chơi, nhưng vẫn chưa nhớ lại được cô sinh viên của mình….
Cho đến nay tôi vẫn chưa gặp lại em…
Tình cờ hôm anh blogger Lao quangthau hẹn tôi ở Vườn hoa Lý Tử Trọng dự gặp mặt anh blogger Phan Thanh Bình mới từ Đức về nước, tôi mới quay lại cái nơi mà tôi đã đem em tới ngồi hóng mát buổi tối. Vườn hoa nay lát gạch chứ không trồng cỏ như xưa, ký ức lại hiện về giúp tôi viết mẩu chuyện này phục vụ các bạn.
Đúng là vì hoàn cảnh không cho phép mà tôi không lấy được em. Em vẫn là mối tình đầu của tôi…



  Hôm đứng ở Vườn hoa Lý tử Trọng, 
ký ức lại hiện về giúp tôi viết mẩu chuyện này...  


11. Người phụ nữ đầu tiên

Vài lời nói đầu

Mỗi người con trai đều nhớ những quan hệ luyến ái của mình. Những mối tình trong những bối cảnh khác nhau, tạo nên sự rung động của trái tim, làm cho ta phải thốt lên ba từ :"Anh yêu em", những mối tình là kết quả của những tình cảm, rung động của người con trai, đối với phái nữ, khi anh ta còn trẻ.
Lần đầu tiên tôi quan hệ với nữ giới, xuất phát từ quan hệ công tác, sản xuất, là lần làm tình đầu tiên là vào năm đầu năm 1984, lúc tôi 28 tuổi.
Tức là cũng phải suy nghĩ, phấn đấu, tính toán, tranh chấp, để đạt tới thỏa mãn thể xác lần đầu.
Tôi phấn đấu nhớ lại và kể cho các bạn nghe nhé. Người phụ nữ đầu tiên của tôi là một cô kỹ sư cầu đường.
Lần gặp gỡ đầu tiên
Cuối năm 1983, tôi được cử đi thực tập sản xuất Tà vẹt Bê tông ở Cộng hoà Liên bang Nga. Đoàn 20 người tập hợp và chuẩn bị gấp rút đi Nga. Bác Nghiêm Viết Hiệp là Trưởng phòng nhân sự Liên hiệp các xý nghiệp xây dựng cầu Thăng Long, là chỗ quen biết, lo nhân sự đi.
Ban cử tôi làm phiên dịch cho Đoàn. Chú Đinh Văn Dương, Trưởng Ban gọi tôi lên phòng và nói:
-Có Đoàn đi Nga thực tập sản xuất tà vẹt Bê tông. Dự kiến cho cháu đi làm phiên dịch cho Đoàn, cháu có đồng ý không?
-Cháu sẽ cố gắng học chuyên môn để về phục vụ, tôi hứa hẹn.
Thế là tôi đi.
Chú Dương cũng khai là chú cũng được đi theo Đoàn Quản lý kinh tế ở Nga.
Anh Ngô Doãn Đệ, người của phòng Tổ chức cán bộ Liên hiệp, dắt tôi sang làm quen với anh em. Lúc này Nhà máy Bê tông Thăng Long là cơ quan đi ở bên kia sông Hồng. Chúng tôi đi bộ qua sông, cầu vẫn chưa xây xong, không biết thế nào mà tới được.
-Đây là chị Đặng Thị Thìn, kỹ sư cầu đường, là nhân viên phòng Kỹ thuật. Anh Đệ nói.
Tôi chăm chú nhìn vào một phụ nữ nhỏ nhắn, gầy yếu trông chẳng có gì là kỹ sư cả.
-Tôi là Sơn, kỹ sư bên A. Tôi nói.
Chúng tôi đi thăm một số nơi. Chẳng gặp thêm ai. Thành ra quen nhau trước.
Hôm gặp nhau ở Văn phòng Liên hiệp, chú Hiệp cho chị lên làm Tổ phó Công đoàn của Đoàn. Mọi người biết chị là nữ duy nhất của Đoàn.
Lúc này chị là đối tượng Đảng.
Cảm tình
Lúc này, tôi đi cùng Đoàn và biết tiếng Nga sõi. Nhưng còn anh Đệ và anh Thạch là hai dịch viên khác, nên Đoàn vui vẻ đi. Anh em còn lại không biết tiếng Nga mấy.
Đoàn sang Matxcova và được nghỉ ở khách sạn ba ngày. Chúng tôi được phát ít tiền để đi chơi vui vẻ. Đi thăm Hồng Trường, Triển lãm kinh tế quốc dân Nga.
Nhiều anh em trong Đoàn đã có gia đình trong nước. Họ cũng như hai anh dịch viên kia đều không lạ gì quan hệ luyến ái.  Mỗi tôi là không biết gì.
Thấy tôi còn con trai, chị Thìn có biểu hiện nể và tìm cánh giữ làm vệ sỹ. Chị nói:
-Anh Thạch hay ngủ quên trong phòng chị. Chị em mình thức anh ấy dậy về phòng là hơn.
Anh Thạch là Bí thư Chi bộ của Đoàn. Chị ta cũng chẳng còn cách nào khác là thức dậy.
-Này, định đánh dặm hả? Về phòng mình đi chứ? Chị Thìn càu nhàu.
Anh Thạch không nói gì, bỏ về phòng.
Trong phòng chị, tôi chưa ngủ mà chỉ chứng kiến. Phòng nữ có ti vi, phòng riêng.
Anh em nể nả, không nói gì rút về.
Tôi cũng chỉ được ở thêm một lát.
Về nhà máy
Sau khi nghỉ ba ngày ở Matxcơva, chúng tôi đáp xe lửa về phía Nam, nơi có tỉnh Krasnodar, thành phố Gulkevich. Nhà máy sản xuất tà vẹt Bê tông nằm ở trong thành phố nhỏ như thị trấn của Cộng hoà liên bang Nga.
Trời khá rét, tuyết rơi lất phất. Lần đầu tiên nhìn thấy tuyết, nhiều bạn rất thích. Nó nhẹ và xốp, mát lạnh. Bạn phát măng tô và khăn len, găng tay, giày...Những bổng lộc đầu tiên của chuyến đi.
Khách sạn Vennhet là nơi Nhà máy bố trí cho chúng tôi ở. Hai người ở một phòng con. Trưởng đoàn là anh Phạm Văn Đạt là Quản đốc phân xưởng dầm cầu trong nước sang làm quản đốc phân xưởng tà vẹt Bê tông. Anh người Thanh Hoá.
Anh Đạt và chị Thìn được ở mỗi người một phòng riêng ở tầng hai.
Tôi ở cùng Nguyễn Văn Đạt là một công nhân người ở huyện Đông Anh cùng tên Trưởng đoàn ở tầng ba.
Sáng có xe buýt đưa đi làm, chiều về. Trưa nghỉ và ăn trưa tại Nhà máy.
Anh em học nghề lý thuyết trước.

Chị Thìn có cảm tình nên rủ chúng tôi nấu ăn chung buổi chiều, ngày nghỉ, hay đi mua sắm đồ đạc cùng. Chị người Thái Bình.
Càng ngày, tôi càng được chị Thìn yêu mến. Chị cho tôi hôn môi, hứa mỗi kỳ kinh nguyệt sẽ cho tôi làm tình. Chị rất sợ có thai. Chúng tôi yêu nhau vào kỳ kinh nguyệt cho an toàn.
Các anh biết, nhưng bật đèn xanh cho chúng tôi yêu nhau.
Sau một thời gian, anh Đệ và anh Thạch xuống dịch cho công nhân. Tôi lo phụ trách số cán bộ gồm: Anh Đạt, anh Khải, anh Hoành và chị Thìn.

Anh Đạt học làm Trưởng xưởng

Anh Khải học lên Trưởng phòng KCS.
Anh Hoành học lên Trưởng phòng Cơ điện.
Chị Thìn học làm Trưởng phòng Công Nghệ.

Họ (3 anh) là các đảng viên, có bằng đại học trong nước, học theo chức danh thực tập sinh ký kết giữa hai nước. Trong nước trừ chị Thìn, ba anh cũng đang giữ chức trưởng phó phòng Công ty.

Nhánh đường sắt 40 Km chạy qua cầu Thăng Long  nối vào trục chính quốc gia đang xây dựng sẽ đi đường đôi song song. Khổ 1 mét dành cho tầu khách như đường sắt trong nước. Khổ 1435mm dành cho tàu hàng. Theo thiết kế, bạn viện trợ một phân xưởng sản xuất tà vẹt Bê tông khổ rộng 1435mm. Ta đi học nghề về để tự sản xuất tà vẹt Bê tông phục vụ lắp đặt kiến trúc tầng trên.
Lần đầu tiên ta có một dây chuyền công nghệ sản xuất tà vẹt Bê tông hiện đại thiết bị nhập từ Hungary sang đang lắp đặt trong khuôn viên Nhà máy Bê tông Thăng Long.
Phòng Vật tư bên A nhập khẩu ngoài dây chuyền này còn rất nhiều ray, ghi và phụ kiện kiến trúc tầng trên để lắp đặt đường sắt. Việc nhiều, nhưng tôi được tách ra đi biệt phái 6 tháng.

Bạn cho tôi một cuốn sách công nghệ sản xuất do Thứ trưởng duyệt in lưu hành nội bộ. Tôi dịch cho chị Thìn chép đem về nước phục vụ nhà máy.
Công nghệ gốc của Cộng hòa XHCN Hungary. Nhà máy bạn cũng cử công nhân sang Hungary học nghề. Họ lại đào tạo lại công nhân ta.
Sau khi Trung Quốc rút đi năm 1979, Chính phủ Liên Xô giúp ta xây tiếp cầu Thăng Long.
Lúc này là  từ tháng 12 năm 1983 đến tháng 6 năm 1984.
Chúng tôi hăng hái học tập.

Đám tang Tổng Bí thư.
Tôi còn nhớ khi còn học đại học ở Kiev (1972 - 1978), Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô là ông Leonhit Ilich Brêznhep. Cùng họ Lê với Lê Nin, ông ta tăm tiếng lừng lẫy phe Xã hội chủ nghĩa.

Năm 1984 thì ông Anđrôpôv nguyên là Uỷ viên Bô chính trị, Trưởng ban An ninh quốc gia đang làm Tổng Bí thư. Ông này lên Tổng Bí thư sau khi Tổng Bí thư Brêznhep từ trần.
Do bệnh tật, ông Anđrôpôv từ trần. Liên Xô có Quốc tang.
Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trường Chinh đi dự lễ tang.

Ti vi quay Hồng Trường, điện Kremlanh, đám tang.
Ông Tổng Bí thư Chernhencô lên thay. Ông này cũng đã già.
Lúc này Tổng Bí thư Lê Duẩn bên ta đã già, nhưng vẫn đang tại vị.
Anh Đạt Trưởng Đoàn, hình như lương cao nhất Đoàn xấp xỉ bìa C là 115 đ.
Anh Thạch Bí thư chi bộ là công nhân nên không uy tín bằng. Chị Thìn lúc này đang ăn lương kỹ sư 2 là 73 đ.

Anh em công nhân học xong lý thuyết tràn xuống xưởng tham gia học nghề. Các vị trí trong dây chuyền công nghệ được anh em ta tham gia, sản phẩm tăng lên đáng kể.

Bạn quyết định sẽ cấp giấy chứng nhận bậc thợ ở các vị trí. Bậc 4 và bậc 5.
Tôi là kỹ sư bên A và anh Đệ là kỹ sư của phòng Tổ chức cán bộ Liên hiệp. Còn lại là nhân sự của Nhà máy Bê tông Thăng Long. Mọi người chuẩn bị về nước.

Tôi biết là mình lại qua một năm tuổi nữa. Đợt xét lương năm 1983, Ban xin được cho một số. Phòng Vật tư, tôi và anh Trọng, anh Lập đều chưa được lên lương bậc tiếp theo.
Tôi đi Nga lãn binh kế.  Thực ra cuối năm 1982, tôi nghỉ ốm khá lâu và chuyển cơ quan ra Bắc mất nhiều thời gian. Việc chậm lương là bình thường và có lý do.

Cái hòm
Những người đi Liên Xô có câu nói vui rằng: Đi Nga là đi đại tu sức khoẻ, trung tu kinh tế và tiểu tu kiến thức. Chúng tôi chia nhau ra mua bán và chuẩn bị đóng hòm.

Anh Đạt, Trưởng Đoàn và anh Thạch chuẩn bị thư xin gửi tầu biển một số đồ đạc về nước. Nước bạn đồng ý cho chúng tôi gửi tầu biển về nước. Chuyến đi thực tập sinh từ 6 tháng trở lên được phép gửi hàng hoá qua tầu biển cảng Odetxa.

Đây là một kết quả quan trọng mà Đoàn đạt được.
Về đến Matxcơva, bạn cho chúng tôi thăm Lăng Lê Nin. Ông mặc complê, đi giầy tây, nằm trong lồng kính. Chúng tôi nghỉ chơi ba ngày rồi lên máy bay về Hà Nội.

Về nước, tôi quay lại Ban Quản lý Công trình Thăng Long làm việc tiếp. Lúc ấy là tháng 6 năm 1984.
Đầu tháng 8 năm 1984, chú Phan Trầm ký nâng lương cho anh Trọng và tôi lên 73 đ. Kỹ sư 2.  Anh Lập lên 88 đ. Kỹ sư 3.

Ba chúng tôi có tên trong một quyết định nâng lương . Vụ trưởng ký nên mọi người tôn vinh là Bộ ký. Đây là mốc lương đầu tiên do Vụ trưởng Vụ Xây dựng cơ bản Giao thông - Bộ GTVT ký chuyển kỹ sư và nâng bậc. Niên hạn 1980 - 1984.
Anh Trọng năm 1989 chuyển vào Nam công tác.

Anh Lập nay đã nghỉ hưu. Bậc lương cuối là 9/9 = 4,98.
Tôi năm nay (2012) đang hưởng hệ số lương là 4,98 + 7%VK.
Xưởng tà vẹt Bê tông

Xưởng tà vẹt Bê Tông xây dựng tiếp và khánh thành cuối năm 1984. Anh em công nhân và kỹ sư đi học nghề về tham gia sản xuất thử. Ban cử anh Phan Thanh Bình cán bộ trung cấp học ở Liên Xô về làm dịch viên cho chuyên gia lắp đặt xưởng. Chị Nguyễn Thị Thủy tốt nghiệp đại học ngoại ngữ dịch cho chuyên gia bên A.
Sau khánh thành dự án năm 1987, chủ trương của ngành Giao thông vận tải chưa phát triển đường sắt khổ rộng 1435mm. Ta dỡ hết đường lồng và đường sắt khổ rộng thu hồi chỉ sử dụng đường sắt khổ 1000mm.
Xưởng tà vẹt Bê tông kết thúc sản xuất. Có dự án cải tạo thành xưởng sản xuất tà vẹt 1000mm, nhưng chưa được duyệt. Hình như Liên hiệp dỡ thiết bị dùng lẻ và xóa sổ Xưởng này.
Tôi vẫn làm việc ở phòng Vật tư Thiết bị toàn bộ của Ban đến năm 2001 thì giải thể.
Hai anh Đạt và anh Thạch xin chuyển công tác về địa phương làm việc.

Chỉ còn anh Khải, Phó đoàn và anh Hoành, chị Thìn và số công nhân là còn làm việc ở Nhà Máy bê tông Thăng Long, thuộc huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội.
Anh Đệ vẫn làm việc ở phòng Tổ chức cán bộ Liên hiệp nay là Tổng Công ty Thăng Long.

Tôi chia tay Đoàn. Tôi cũng trung tu kinh tế. Đem về một tủ lạnh Capatob, một xe đạp Turist, vài cái quạt, bàn là...
Năm 1985, tôi bán hết, chỉ để lại cái xe đạp để đi làm, góp tiền xây Nhà cho Bố ở phố Kim Ngưu. Tuy được không nhiều nhưng cũng là chờ ông đi Hà Lan đem tiền về xây.
Tháng 8 năm 1989, tôi đi Đội phó phiên dịch ở Ukraina. Lúc này lương của tôi là 333 đ.
Về nước
Về nước tháng 6 năm 1984, chúng tôi chia tay nhau ở sân bay Nội Bài.
Tuy ở xa nhau, chị Thìn có sang nhà tôi chơi. Đạt cũng có sang chơi.
Công việc nhiều và tôi lao vào làm việc. Nhà cửa vẫn chật hẹp.
Từ khi về nước, chúng tôi quan hệ vụng trộm được vài lần. Sau này sợ điều tiếng, tôi dặn chị là thôi, không nên vi phạm chồng mà mang tiếng.
Chị Thìn lúc này đã có 3 con. Hai đứa con gái và đứa con trai út còn nhỏ. Chị được kết nạp đảng và lên chức Phó phòng Kỹ thuật Nhà máy Bê tông Thăng Long.

Tôi và chị đóng chung một hòm. Tôi cho chị mua thêm 1 tủ lạnh con để vớt lại số tiền đã mất. Nhìn chung anh em khi về vẫn làm việc ở Nhà máy Bê tông Thăng Long đến hưu.
Chị Thìn sinh năm 1952.
Thế là người phụ nữ đầu tiên của tôi là chị Đặng Thị Thìn, một phụ nữ 32 tuổi, một người mẹ đã có 3 con, một kỹ sư cầu đường.
Tháng 8 năm 1984, tôi lên lương 73 đồng, là Kỹ sư phòng Vật tư Ban QLCT Thăng Long thuộc Vụ Xây dựng cơ bản Giao thông, Bộ GTVT. Sau khi kết thúc chuyện này, tôi không có ai cho đến khi tôi đi phiên dịch Đội phó tháng 8 năm 1989. Tôi tiếc là đã chia tay chị, song cũng không còn cách nào khác.
Mấy lời cuối cùng
Đề tài tình yêu, để chia sẻ với bạn đọc, tôi viết mẩu chuyện này, muốn kể chuyện một chuyến đi thực tập sinh ở nước ngoài. Ai cũng biết, cả đời đôi khi chỉ đi nước ngoài được một chuyến.
Tình đầu như ta nói, có khi chỉ là tình bạn, không một nụ hôn môi. Tình yêu như vậy thì nhiều, tôi viết về nhiều thiếu nữ, bạn gái đã trao cho nhau tình đầu, nghĩ đến nhau để tự sướng, để xúc động, để mơ ước.
Việc cho nhau làm tình thì ít hơn. Thiếu nữ họ phong kiến, họ giữ gìn trinh tiết.
Việc mong muốn đạt được ham muốn tột bậc với thiếu nữ là có thật, nhưng thường chỉ có sau hôn nhân.
Như vậy chỉ có phụ nữ đã có gia đình mới dám yêu nam thanh niên.
Nhưng mối tình như vậy, nếu viết ra, cũng đã là vi phạm pháp luật rồi, bị coi là hủ hóa, bị lên án.
Bloggers chúng ta ghi lại sự thật thì lo bị phê bình. Tôi đã hủ hóa một phụ nữ có gia đình, bị kỷ luật chậm lương 1 năm.
Nay tôi ngồi viết lại cho bạn đọc mối tình từ thuở thiếu thời, viết về một phụ nữ đã giúp tôi, yêu tôi. Tôi cũng giúp chị, yêu chị. Cũng say đắm lắm chứ, mặc dù biết là đang yêu mà không tính toán hết khả năng sẽ kết hôn hay không, chỉ biết yêu là yêu. Phật dặn rằng: "Món nợ lớn nhất của đời người là món nợ tình cảm", các bạn ạ.
Từ khi tôi ra Bắc năm 1983 mười năm tìm hiểu một số bạn gái không thành, mãi mới lấy vợ năm 1993.
Năm nay cô kỹ sư cầu đường (quen cuối năm 1983) của tôi tròn 60 tuổi. Cô đã chuyển nhà sang bên này sông Hồng và ở với gia đình hạnh phúc. Chúng tôi không quen nhau nữa.
Tôi cũng đang ở với vợ và con gái của mình hạnh phúc.
Nhưng những ngày sống bên Nga với nhau vẫn làm tôi nhớ mãi.

Blogger Nguyễn Đông Sơn 29 năm sau lần làm tình đầu tiên năm 1984.

12. Cô đồng hương
Ngôi nhà của cô đồng hương
Quê tôi là thôn Minh Châu, xã Văn Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Ngôi nhà của bố tôi trông ra một con ngõ xe hơi chạy qua được. Mấy nhà hàng xóm cùng ngõ quen thân nhau. Anh Soa, dượng Ngân, anh Xuyến và nhà chị Hường.
Đi lên từ ngõ nhà tôi, bên kia ngõ, đầu tiên là gặp nhà chị Hường. Nhà chị nằm đối diện với nhà dượng Ngân. Nhà Dượng Ngân có lối vào liền kề với nhà tôi. Trên tý nữa là nhà thờ họ Nguyễn, đối diện nhà anh Xuyến. Nhà anh Xuyến ở cạnh nhà Dượng Ngân. Trên nữa mới là nhà anh Soa, con trưởng nhánh Nguyễn, nằm cùng bên với nhà thờ họ Nguyễn. Bố anh Soa là ông Nguyễn Hữu Đồng, nguyên huyện uỷ viên, trưởng nhánh vẫn sống nên anh ta mang tiếng 60 tuổi mà vẫn chỉ là con trưởng nhánh. Chưa lên do bố còn sống.
Nhà nào cũng xây gạch tổ ong bao quanh vườn. Thành ra hai bên ngõ nhiều đoạn tường xây vĩnh cửu chắc chắn.
Khi học nước ngoài về, tôi có về thăm quê. Cái Lý là quý tôi. Nó là em dâu. Nhưng anh Dũng, chồng chị Hường là Bí thư Đoàn huyện, nên anh muốn tuyển dụng về quê ngay.
-Cậu về làm Phó Bí thư huyện Đoàn cho mình thì tốt?
(Thực ra lúc ấy anh mới lên Phó Bí thư huyện Đoàn).
-Em học kỹ sư, phải làm việc ở thành phố mới phát huy được, anh ạ.
Anh Dũng không nói gì.
Chị Hường là vợ anh Dũng. Chị đưa tôi đi thăm nom mấy nhà quen biết, sau này mới được ủng hộ.
Từ nhỏ, khi đi qua nhà chị, tôi có cảm giác quyến luyến. Không ngờ chị đã có gia đình.
Nhà chị là một ngôi nhà mái ngói, ba gian rộng rãi. Nhà xây quay mặt về bên nhà thờ họ. Sân gạch vừa vừa dùng phơi phóng. Buồng xây ngăn với nhà ngoài, cạnh là bếp.
Chị Hường không hiểu sao không có con cái gì. Chị thường ra nhà tôi ở Hà Nội chữa bệnh vô sinh. Mãi mà không có con, nên chị rất buồn.
Mối tình ngắn ngủi
Sau khi đi Đội phó về nước tháng 5 năm 1990, tôi lo ổn định ăn ở để chuẩn bị đi làm. Lúc này Dượng Ngân cùng Hiên, con gái ra chơi cùng chị Hường. Họ ở nhà bố ở phố Kim Ngưu.
-Chửa thì sinh, lo gì. Dượng Ngân nói bâng quơ.
Lúc này tôi biết ý Dượng muốn gả Hiên cho tôi. Nhưng lúc này Hiên có quen một anh lính biên phòng. Họ yêu nhau.
Chị Hường thì rủ tôi về quê ở:
-Sơn về huyện làm thì tốt. Mình nói anh Dũng xin việc cho.
-Hay ra Vinh, cũng tìm được việc làm thôi.
Tôi không nói gì.
Chị Hường khoe chị tốt nghiệp Trung cấp Kế toán ở Vinh, có Bằng Trung cấp và đang làm việc ở Thương nghiệp huyện Yên Thành.
Chị đòi ra làm Kế toán trưởng Bệnh viện đa khoa Hai Bà Trưng nhưng bố tôi không đồng ý.
Tạm thời chờ thủ tục về nước để quay lại cơ quan, tôi biết là họ sốt ruột. Nhìn lại thấy huyện còn chú Trầm nguyên Vụ trưởng, ông Quang Trưởng Ban thì người Diễn Châu.
Phục vụ ông Quang cũng được, tôi nghĩ. Phần việc còn của mình, chưa lo.
Tôi ở Kim Liên, thỉnh thoảng ra thăm bố có nhà ở phố Kim Ngưu. Thương tôi, chị Hường rủ tôi xuống tầng một làm tình. Chị nằm ngửa ra giường, ôm lấy tôi yêu. Tôi hăng hái thò ra thụt vào và sung sướng. Tôi làm cho chị được vài lần.
Lúc này, bố muốn tôi vào thăm Vinh. Cầu Bến Thuỷ xây xong, khánh thành. Tôi biết ngay là họ lấy 5 nhịp dầm sắt dài 88 mét cầu Đuống của dự án Đầu mối đường sắt Hà Nội ra xây. Cầu cho xe lửa xây cho ô tô đi cũng tốt chán. Bệnh viện đi thử xe cứu thương mới mua đi vào Cửa Lò.
Tôi nhường em Dũng cùng tên chồng chị Hường về quê và đi Vinh. Tôi còn nghèo, về nước chưa có việc làm, không ăn lương 7 tháng.
Chúng tôi chia tay nhau. Chị về quê cùng bố. Bố mẹ và Dũng đưa chị về quê đi thử xe cứu thương.
Khi ra mẹ tôi báo là nhà anh chị khá giả, có tủ lạnh. Họ có khoản đãi lại bố mẹ tôi trước khi ra Bắc.
Từ đấy, chúng tôi xa nhau.
Tháng 10 năm 1990 thì tôi được Bộ Lao động trả về Bộ GTVT. Bộ GTVT trả về cơ quan cũ. Tôi lại đi làm và ăn lương tiếp.
Những tình cảm với Hường tôi rất trân trọng và giữ mãi đến nay.
Kỳ thăm quê năm 2001, tôi sang nhà thăm, báo là đã cưới vợ. Anh Dũng đã xin li hôn Hường, lấy vợ hai và có hai đứa con. Chị Hường ở vậy với một cậu con nuôi. Cũng có thể là cháu họ.
Thành ra quê hay nói vui là tôi mà về quê thì chị Hường lại muốn sống chung cho đỡ cô đơn tuổi già.
Thực ra nay chúng tôi (Tôi và Hường) đều đã lớn tuổi. Chị Hường cũng biết vợ chồng tôi đã có một cô con gái.
Chúng tôi (Tôi, vợ, con gái) sống với nhau hạnh phúc và ở Hà Nội. Khi về quê thì quên chuyện cũ và coi nhau như bạn bè thường.

13. Cô đồng nát 


1. Mấy lời nói đầu
Tôi lấy vợ muộn. Đời tư khá vất vả. Sau khi học và tốt nghiệp Đại học xây dựng ở Kiev, Ukraina về nước năm 1978, tôi vào Nam công tác.
Năm 1983, tôi xin ra Bắc. Ban Quản lý công trình Thăng Long là nơi làm việc mới. Mãi đến năm 1987, tôi mới được nhập khẩu về gia đình và làm Chứng minh nhân dân.
Năm 1989, tôi đi Đội phó ở Vùng Gorlốpca, tỉnh Đonhetxcơ, Ukraina. Năm 1990 quay về đi làm tiếp.
Mãi tháng 5 năm 1993, tôi mới xây dựng gia đình. Lúc gần 38 tuổi.
Điều 11 của Phật răn rằng: "Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm". Những tình cảm có trước khi cưới, trước khi:"Cha mẹ đặt..." cũng rất đáng nhớ. Nó giúp tôi sống qua những giây phút thanh niên, vui, buồn.
Tôi có ý định viết lại những mối tình cũ để giãi bày với bạn đọc một phần đời tư của mình.Những năm tuổi trẻ yêu quê hương vì :"Có chim, có bướm..."
Cô đồng nát của tôi tên là Hằng.
2. Làm quen
-Ai đồng nát ơi.
Tiếng rao của cô đồng nát đều đều vang lên. Họ mua ve chai (chai, lọ thủy tinh qua sử dụng), giấy báo cũ, dây điện cũ, đồ nhôm, đồ đồng...
Ăn mặc dản dị, quang gánh đựng đồ cũ mua lại, Hằng đi khắp khu tập thể Kim Liên làm nghề đồng nát. Nghề dản dị nên em đi khắp các xó xỉnh nhặt phế thải, mua phế thải.
-Này, lên đây. Có mua sách cũ không? Tôi gọi với xuống.
Hằng quang gánh leo lên tầng ba.Tôi đem 1 số sách, báo giấy cũ, vỏ lon bia, nước ngọt, chai rượu, bia Trung quốc, lọ cũ ra. Cân xong, em báo giá. Vài nghìn đồng làm quen.
Được vài lần, thấy tôi ở độc thân, em vui vẻ vào nhà thăm nom.
-Có ai đâu mà anh không bế em vào trong buồng? Hằng đánh tín hiệu thắc mắc.
Thế là tôi khóa trái cửa lại và bế em vào trong buồng. Hằng nhẹ và thon nhỏ người, hãy còn con gái. Tôi đè em ra cái sập gỗ cứng đơ đơ, tìm cách làm tình.
Hằng không nói gì. Em cho tôi cởi quần áo và nằm khỏa thân. Cơ thể nhỏ nhắn, không cao. Tôi lấy cái gối nhỏ kê lên mông cho bướm hơi cao lên và đưa chim vào. Thục vài cái đã thấy sung sướng tột độ.Tôi ra rửa chim và mặc quần đùi tiếp.
-Anh thích không? Hằng hỏi, biết tôi hài lòng.
-Thích. Em có chồng chưa? Tôi hỏi.
Hằng không trả lời. Tôi cũng không hỏi lại. Em ngồi ghế xa lông, ra bộ đang làm vợ tôi.
-Em sinh năm nào? Tôi hỏi.
-Em tuổi chuột, sinh năm 1960.
Tôi nghỉ được một lát, lại đè em ra làm một cái nữa. Lần này lâu hơn. Hằng cho tôi hôn, yêu thỏa thích.
Thế là chúng tôi cặp bồ. Lần đầu, tôi cho em 6 nghìn đồng và chia tay nhau.
Sau 1 tuần, Hằng lại đến. Lần này chúng tôi thỏa mãn nhau hơn và quấn quýt. Tôi bắt đầu đãi ngộ em 15 nghìn một lần thăm nom.
Cơ quan không phản đối gì. Từ đấy, lương hàng tháng của tôi có thêm khoản chi phí ái tình. Tôi yêu Hằng.
Hằng thường đến về đêm, khẽ bấm chuông điện và lặng lẽ chui vào. Tôi đóng cửa, bế em vào buồng và làm tình ngay. Chúng tôi yêu nhau.
Đấy là cuối năm 1991, lúc tôi 36 tuổi.
3. Có thai
Không ai tin Hằng có thai với tôi. Em cho tôi xem cái bụng hơi beo béo nói:
-Em có thai rồi. Anh đưa em số vàng anh có em nuôi hộ cho?
Lúc này tôi có 5, 6 chỉ vàng thật sự.
-Em không muốn cưới anh à? Tôi hỏi.
-Em có hôn thú rồi. Em ở quê, mình không môn đăng hộ đối. Hằng khai.
Lúc này, tôi vẫn chưa đăng ký kết hôn với ai. Chúng tôi quyết định hút điều hòa kinh nguyệt
-Em đi hút đi, đưa Hằng 50 nghìn, tôi nói liều.
Thế là chúng tôi đánh mất đứa con đầu lòng.
Năm 1992, chúng tôi đi lại bồ bịch tiếp. Hằng không cho tôi giới thiệu với gia đình. Bố tôi biết chuyện, không vui.
-Con phải khéo léo chứ, đừng làm mất lòng nó. Ông dặn.
-Em lấy không nhiều. 30 nghìn một lần vậy. Thời buổi cơm cao gạo kém. Hằng đề đạt nguyện vọng.
Tôi không nói gì. Trả đầy đủ.
4. Chia tay.
Rằm tháng giêng năm 1993, Hằng lại đến chơi. Chúng tôi lại yêu nhau.
Tôi thưa với Hằng về việc bố mẹ cho lấy vợ. Hằng không nói gì, chỉ trang điểm cho tôi đi gặp người yêu. Hằng vẫn đi cái xe đạp nam cọc cạch hơi cao.
Sau khi cưới, tôi có cho nhà tôi gặp Hằng. Họ không ghen nhau. Hằng trả tôi cho Oanh.
Từ khi lấy vợ, chúng tôi thôi không cặp bồ nữa.
Nhưng mỗi lần về Kim Liên, hay đi qua đoạn phố dưới nhà C3, tôi đều đưa mắt tìm Hằng. Hằng vẫn là mối tình để lại trong tôi nhiều kỷ niệm.
Để chấm dứt những tình cảm cũ, tôi chu chí ở với vợ con ở bên ngoại.
Ảnh trên: Kỷ niệm 40 năm Mỹ đặt chân lên mặt trăng 20.7.1969 - 20.7.2009.
                                           Blogger Nguyễn Đông Sơn tác giả bài viết 
 
14. Cô giáo viên trung học cơ sở
Mấy lời nói đầu.
Tôi là một nam thanh niên "Quân tử Việt đại truợng phu". Mình là gốc Việt mà. Nhưng mãi 37 tuổi mà chưa có gia đình. Đầu năm 1993, tôi tìm hiểu một cô giáo cấp 2, nay là nhà tôi bây giờ.
Căn hộ phòng 304, nhà C2 tầng ba lúc này tôi đang sống một mình. Nhà C2 là nhà chung cư bốn tầng, hai cầu thang, nên có 64 hộ dân cư sống chung cả thảy. Cầu thang lẻ mỗi tầng có 8 hộ, 32 hộ sống chung.
Tôi đang đi học Anh văn buổi tối. Một hôm, Bố tôi nhắn ra dùng cơm tối, nhân tiện xem mặt bạn gái.
Bố mẹ và hai em trai đang sống ở một ngôi nhà liền vách mặt phố Kim Ngưu, quận Hai Bà Trưng. Ngôi nhà xây xong năm 1987 thì họ ra ở và cưới vợ cho em trai Nguyễn Thi Văn trước.
Nguyễn Thi Văn sinh con gái Nguyễn Vân Anh năm 1988. Tôi bị ế vì nó sinh con gái. Cả nhà đều buồn.
Văn tuổi chuột, sinh năm 1960. Sức khoẻ bình thường, người tầm thước, Văn là kỹ sư tốt nghiệp trường Đại học Xây dựng Hà Nội. Nó tốt nghiệp từ thời trường còn ở Hương Canh, Vĩnh Phúc, năm 1982.
Năm 1988 khi sinh con gái, Văn mới 28 tuổi.
Tôi và Dũng cao hơn. Tôi cao khoảng 1,69 mét, Dũng thì cao 1,71 mét. Hai người cưới vợ sau.
Chúng tôi là ba anh em trai. Dũng tốt nghiệp Đại học Bách khoa 1985. Dũng sinh năm 1963, tuổi mèo.
Tôi tốt nghiệp Đại học Xây dựng Kiev - Ukraina, Liên xô cũ từ 1978, vào thành phố Hồ Chí Minh làm việc đến năm 1983 thì xin ra Bắc. Năm 1989 đi Đội phó ở thành phố Gorlopca, tỉnh Đônhetxcơ, Ukraina. Năm 1990 về nước trước hạn, đi làm tiếp. Tôi sinh 1955, tuổi dê.
Năm 1993 là năm kỷ niệm, năm tôi cưới vợ. Tôi kể lại chuyện tìm hiểu, cưới xin cho các bạn nghe nhé.
Tìm hiểu
Đạp xe đạp ra nhà Bố Mẹ ăn cơm tối. Chúng tôi cùng ăn món lòng lợn chấm nước mắm. Bữa cơm còn đạm bạc và mọi người cùng vừa ăn vừa chờ. Cô Yên là giáo viên có làm mối cho tôi một người bạn cùng ngành. Bố tôi chữa khỏi bệnh cho mẹ cô ta, cô ta trả ơn.
Tất nhiên là nếu chúng tôi thành vợ thành chồng như ngày nay thì cũng nhờ cô ta, nên thế là cô ta thắng. Bên mẹ tôi có bà Yên cùng tên là con gái Giáo sư Văn khoa Huỳnh Lý mà. Huỳnh Phan Thanh Yên là con gái bà Phan Thị Cam, chị ruột mẹ. Họ cùng tên. Chị Yên cháu ruột mẹ dạy trường Trung cấp sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
Chị Yên đem nhà tôi và một chị nữ nữa đến chơi. Họ ngồi giường nói chuyện.
Tôi ăn xong muộn, vào phòng trong tiếp họ vui vẻ.
Tiễn về nhà, thấy chị ta tên là Oanh, đi xe đạp Mifa màu trắng bạc, nhanh nhẹn và gầy, thon. Oanh cao 1,56 mét.
Thế là chúng tôi quen nhau.
Đám hỏi
Nhà Oanh cử mẹ và em trai sang bàn việc hỏi cưới. Hôm Dũng đèo bà ngoại Yến Thanh tới, trông khá oai. Anh ta đẹp trai, cao dong dỏng, trông như cán bộ cấp tá. Không ai biết là cũng chỉ là công nhân.
Do đã động phòng trước, chúng tôi vui vẻ nhận lời và chọn ngày 25 tháng 4 làm ngày hỏi và nhà trai đem lễ tới.
Cũng có rượu lúa mới, thuốc lá, mứt sen, chè...
Xích lô đi 5 xe. Bà O là dâu con trai liệt sỹ Phan Đăng Lưu, chị ruột bố đi hỏi vợ cho cháu.
Quê cử anh Soa là bác Trưởng chi trên ra dự.
Chúng tôi vui vẻ vào nhà gái.
Bố, mẹ, O, tôi, chú Thụ, dì Hà ...và một cô gái đẹp nhờ đi cùng.
Bố, mẹ Oanh và gia đình tiếp.
Sau đám hỏi, chúng tôi đi đưa lễ và thiếp mời. Ngày cưới là 1 tháng 5 năm 1993.
Thường thường ăn hỏi xong là đăng ký kết hôn. Bên trai và bên gái đều do cơ quan xác nhận chưa kết hôn lần nào. Lúc này tôi đã 37 tuổi, Oanh 34 tuổi.
Chúng tôi đăng ký kết hôn tại UBND phường Kim Liên. Ngày 27 tháng 4 thì đăng ký.
Bà Vũ Thị Tố Liên, Phó Chủ tịch UBND phường Kim Liên, quận Đống Đa ký đăng ký kết hôn. Lúc này chỉ có 1 giấy đăng ký kết hôn cho cả hai vợ chồng. Tôi giữ giấy đăng ký.
Đăng ký xong, Oanh làm cơm đãi đại gia đình trước. Lúc này cô Hương và chồng chưa li hôn nên cùng cháu An con trai dự cơm thân mật. Họ có nhà ở dưới vườn, có đất thổ cư.
Chúng tôi vẫn sống riêng cho đến khi cưới.
 Đám cưới.
Đám cưới vào ngày mồng 1 tháng 5 năm 1993. Năm Dậu là năm con gà. Cháu An con cô Hương lên 12 tuổi. Lúc này đã mát mẻ và hơi nóng. Tôi cưới vào lúc này là do bị khớp, các tháng trước sức khoẻ yếu. Cưới vợ là việc trăm năm, nhưng quan hệ kiêng hai ngày một lần.
Tôi mua 10 chai vang Thăng Long góp cưới.
Làm cơm đãi bà con 1 bữa. Bên bố khách quan trọng, nguyên Vụ trưởng Bộ GTVT, Hiệu trưởng, Hiệu Phó trường Đại học Y Hà Nội...
Bên Oanh thì Hiệu trưởng nhà trường đến dự.
Xe đón dâu có điều hoà nhiệt độ. Đi đón còn được đốt pháo, phông đẹp và có chụp nhiều ảnh cưới.
Chị Lê Hải Kiều Khuê là phù dâu. Mặc áo dài màu vàng.
 Oanh mặc áo dài trắng. Áo đi mượn. Sau tôi cùng Oanh đi trả mất 80 nghìn.
Mừng tiền cũng được khoảng mỗi người 1 chỉ vàng.
Chúng tôi bắt đầu sống chung.
Viết thì nhanh, thế là chúng tôi nên vợ, nên chồng.
Bà con tổ dân phố có đến dự và chúc mừng Tân lang, Tân nương.
Thực ra thì sau khi cưới vẫn phải đi xe đạp đi làm mấy năm.
Tháng 4 năm 1994 thì sinh Yến Thanh. Thanh ở bên ngoại hai tháng mới về Kim Liên.
Mẹ tôi có về Kim Liên ở trông cháu một thời gian.
Lúc này cơ quan tôi đang đóng ở số 33 phố Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Hàng ngày đi làm vào buổi sáng. Trưa ăn nghỉ tại cơ quan. Chiều 16h30 là tan ca về nhà.
Cho đến nay tôi vẫn hay viết lại câu chuyện này. Mỗi lần viết lại nhớ lại những nét chính.
 Nhưng nhờ có vợ mà tôi được như ngày nay.
Nhà tôi cũng được tăng lương, kết nạp đảng, vui vẻ dạy học tiếp.
Năm 2000, thì bố Oanh mất.
Năm 2003 thì bố tôi mất.
Chúng tôi sau khi bố tôi mất thì về bên ngoại ở.
Oanh có xây một ngôi nhà để sống chung ở phường Vĩnh Tuy, quận Hai bà Trưng.
Từ đấy công việc thuận lợi hơn. Nay đã có sổ hộ khẩu hai mẹ con. Đang chờ làm sổ đỏ.
Tôi có sổ đỏ ở Kim Liên. Hộ khẩu cũng ở Kim Liên.
Cơ quan tôi chuyển về tổ 23 phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai làm việc.
Việc cưới vợ của tôi là như vậy.
15. Cái Tết không quên
Tôi ăn nhiều cái Tết vui vẻ, hạnh phúc. Tết tôi thường làm thơ tứ tuyệt để đọc cho vui và nhớ Bác. Tết nào mà chả vui, chả khó quên. Nhưng tôi nhớ nhất vẫn là Tết năm 1994, năm Giáp Tuất. Năm đầu tiên hai vợ chồng chúng tôi ăn Tết với nhau.
Cưới nhau ngày mồng 1 tháng 5 năm 1993, tháng chín thì nhà tôi tắt kinh.
Đầu năm 1994, nhà tôi đang có mang cháu Yến Thanh. Yến Thanh nằm yên trong bụng mẹ. Hàng  ngày nhà tôi vẫn đạp xe đạp đi dạy học ở trường Vĩnh Tuy, huyện Thanh Trì, trưa về bên ngoại đến xế chiều thì đạp về nhà chồng lo cơm tối.
Sau giờ làm, lúc này là 16h30 chiều, tôi mới đạp xe đạp về nhà. Hai vợ chồng bày cơm ra ăn, rồi ngồi xem ti vi, khuya rồi thì đi ngủ.
Nhà cửa thanh bạch, dản dị. Lương kỹ sư của tôi và một ít lương giáo viên của nhà tôi.
Ban Quản lý Công trình Thăng Long là cơ quan tôi lúc bấy giờ có thưởng ít tiền ăn Tết. Tôi đưa cho nhà tôi mua sắm Tết. Năm đầu sống chung nên cả hai vui vẻ lo sắm Tết.
Tôi thì mua một bánh pháo 14 nghìn đồng. Vẫn mua ở Mậu dịch Bách hoá Kim Liên.  Nhà tôi mua thịt lợn, thịt bò, rau xanh, mọi thứ cần để nấu cỗ Tết.
Tết năm nào cũng mua một con gà.
Ba mươi Tết mới được nghỉ. Sáng đi chợ mua hoa và thức ăn. Nhà tôi mua nhiều hoa dơn, chân chim, mõm chó...Chưa dám mua đào và quất.
Tối ba mươi nấu cỗ tất niên cúng giao thừa. Hai vợ chồng vui vẻ tắm nước rau mùi. Chờ giao thừa.
Giao thừa, pháo hoa nổ vang trời hoà tiếng pháo nhà tôi.
Trên ti vi, Bác Lê Đức Anh là Chủ tịch nước đọc diễn văn chúc Tết năm Giáp Tuất.
Khói bay vào nồng nặc mùi thuốc súng, khét lẹt. Tôi mở tung cửa cho thoáng và chạy ra hành lang xem pháo hoa. Từ tầng ba pháo hoa rõ mồn một. Hướng Công viên Lê Nin bắn lên trời loại cao từng phát, từng phát...
Mãi khói diêm sinh mới tan hết. Xem hết ti vi, chúng tôi đi ngủ.
Mồng một, chúng tôi lo ở nhà ăn tết. Tôi là con trưởng, nhà tôi đang có mang.
Ông ngoại có mang cho chúng tôi hai cái bánh chưng. Mẩu báo ông gói bánh có bài thơ của Trần Tế Xương:
Quanh năm buôn bán ở mon sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân có âu quãng vắng
Eo sèo mặt nước lúc đò đông
Một, hai duyên nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không.
Nhìn bóng người bố vợ đạp xe về, tôi thấy thương thương. Tôi chẳng Lễ Tết được gì, lại ăn của bố hai cái bánh chưng rồi. Bố thì hưu trí mà tôi đang đi làm, sao bố tốt thế...
Bên vợ có bảy anh chị em cả thảy. Lúc này Thuy, Châm, Dụ, Dũng đã có gia đình. Gia đình tôi là thứ năm. Cô Dung và chú Thanh còn chưa có gia đình.
Bên tôi thì chỉ còn chú út Dũng là chưa có gia đình.
Hai vợ chồng sống chung năm đầu tiên trong căn hộ phòng 304 nhà C2 Kim Liên hạnh phúc.
Lúc này, chúng tôi vẫn chưa biết nhà tôi sinh con gái...

6 nhận xét:

  1. Chúc anh năm mới HP
    Truyện tình hay quá anh ơi
    Bài thơ thân phận người phụ nữ!
    Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
    Có chồng hờ hững cũng như không
    Nuôi đủ năm con với một chồng
    Gánh vác gia đình đè lên vai người PN VN

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mừng em đọc được chứ anh chỉ còn xem lướt, gọi là cưỡi ngựa, xem qua.

      Xóa
  2. Em Ninh'blog sang thăm, Mến chúc anh và gia đình năm mới nhiều sức khỏe, may mắn, hạnh phúc nhé!

    Trả lờiXóa
  3. Năm mới chúc bạn cùng gia quyến mạnh khỏe, tấn tài, tấn lộc vạn sự như ý !

    Trả lờiXóa