Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2015

Viên chức Nhà nước


Ban Quản lý dự án Thăng Long - Cơ quan tôi
Khối các đơn vị (cơ quan) sự nghiệp trực thuộc các Bộ  ở Trung ương đa phần là các đơn vị do Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập và Bộ trưởng ký quyết định thành lập. Lao động thuộc khối này (Từ Trưởng phòng, Ban, Trưởng Bộ phận trở xuống ) đều là những viên chức nhà nước thuộc Bộ.
Luật Viên chức Nhà nước có hiệu lực từ THÁNG 1/2012 dành cho lao động diện thuộc Bộ. Đây là Luật mới được Quốc hội thông qua năm 2010 nhằm quy định cụ thể hơn cho Khối lao động thuộc các cơ quan sự nghiệp thuộc Bộ.
Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 1054/QĐ-TTg ngày 3/7/2013 thì Bộ GTVT có 2 loại cơ quan thuộc Bộ.
  1. Cơ quan thuộc Thẩm quyền quyết định của Chính phủ.
  2. Cơ quan thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng Bộ GTVT.
Lao động của cả 2 loại hình cơ quan này đều thuộc Luật Viên chức nhà nước.
Như vậy Viên chức nhà nước thuộc Bộ cũng khá đông và đang làm việc trong các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ.
Khối các Viện, Học viện, trường Đại học và cao đẳng, cao đẳng nghề thuộc Bộ GTVT (11 đơn vị) nằm trong quyết định này khá đông.
Khối các Ban Quản lý dự án cũng đông (8 đơn vị).
Như vậy giáo viên và chuyên viên thuộc Bộ GTVT là 2 loại hình lao động được hưởng Luật Viên chức Nhà nước như nhau.
Tôi là chuyên viên Văn phòng Ban QLDA Thăng Long thuộc Bộ GTVT nên cũng được hưởng Luật Viên chức Nhà nước.
Khối lao động các Trường THPT, THCS thuộc địa phương (Tỉnh, Thành Phố, Quận, Huyện) quản lý là viên chức nhà nước của địa phương cũng được hưởng Luật Viên chức Nhà nước.
Tôi nguyên là viên chức (giáo viên) cơ quan thuộc Thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ là Trường Đại học Bách khoa TP HCM (1978 - 1983) nay chỉ còn là Viên chức cơ quan Ban QLDA Thăng Long thuộc Thẩm quyền quyết định của Bộ Trưởng GTVT.
Cho nên tôi giữ được vi trí việc làm ở cơ quan mới bình thường, không khó khăn lắm.
Mấy năm trước đây khi chưa có Luật Viên chức thì dùng Luật Công chức chung cho 2 loại hình lao động này, nay có Luật Viên chức rồi thì tách ra dùng riêng.
Nghị định 46/2010/NĐ-CP về Thủ tục thôi việc và Nghỉ hưu cho Công chức thì vì chưa có Nghị định cho Viên chức nên còn dùng chung cho cả 2 loại hình lao động là CÔNG CHỨC VÀ VIÊN CHỨC.
Thành ra tôi hơi thắc mắc khi áp dụng Nghị định này (46/2010/NĐ-CP) cho số Viên chức nhà nước.
Nên có Văn bản quy định cho phép việc áp dụng chung Nghị định 46/2010/NĐ-CP cho cả 2 loại hình lao động là Công chức và Viên chức nhà nước như nhau.
Khi cần Chính phủ nên có Nghị định quy định Thủ tục Thôi việc và Nghỉ hưu cho Viên chức Nhà nước riêng.
Là lao động viên chức, tôi rất vui khi có Luật Viên chức Nhà nước (thực hiện từ 1/1/2012).
Tuy chưa có lương thâm niên như giáo viên, chúng tôi được hưởng hệ số thu nhập là 2 nên cũng có tiền để dành.
Bạn nào cùng là viên chức như tôi thì ủng hộp cảm nhận nhé?
Chia sẻ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét