Thứ Tư, 20 tháng 1, 2016

Chuyến đi Cộng hòa liên bang Nga


Chúng tôi được ở Matxcova 3 ngày...



1. Vài lời nói đầu
Tôi thế mà đi CCCP (Liên Xô cũ) ba lần. Song lần đầu là học sinh thì đi học đại học ở trường Đại học Xây Dựng Kiev - Cộng hòa Ukraina.
Lần thứ 2 đi phiên dịch - thực tập sinh tôi mới được đi tỉnh Krasnodar Cộng hòa Liên bang Nga.

Cuối năm 1983, tôi được cử đi phiên dịch thực tập sản xuất Tà vẹt Bê tông ở Cộng hòa Liên bang Nga. Đoàn 20 người tập hợp và chuẩn bị gấp rút đi Nga. Bác Nghiêm Viết Hiệp là Trưởng phòng nhân sự Liên hiệp các xý nghiệp xây dựng cầu Thăng Long là chỗ quen biết, lo nhân sự đi.
Ban Kiến Thiểt 212 có chỉ tiêu đi cùng. Lúc này Ban Kiến Thiết 212 đã sát nhập vào Ban Quản lý công trình Thăng Long. Cơ quan chúng tôi đóng ngay bên kia đường gần trụ sở Xý nghiệp Liên hợp. Tôi được cử làm phiên dịch cho Đoàn. Chú Đinh Văn Dương, Trưởng Ban gọi tôi lên phòng và nói:
-Có Đoàn đi Nga thực tập sản xuất tà vẹt Bê tông. Dự kiến cho cháu đi làm phiên dịch cho Đoàn, cháu có đồng ý không?
-Cháu sẽ cố gắng học chuyên môn để về phục vụ, tôi hứa hẹn.
Thế là tôi đi.
Chú Dương cũng khai là chú cũng được đi theo Đoàn Quản lý kinh tế ở Nga.
Anh Ngô Doãn Đệ, người của phòng Tổ chức cán bộ Liên hiệp Thăng Long đi cùng dắt tôi sang làm quen với anh em. Lúc này Nhà máy Bê tông Thăng Long là cơ quan cử Đoàn đi ở bên kia sông Hồng. Chúng tôi đi bộ qua sông, cầu vẫn chưa xây xong, không biết thế nào mà tới được.
-Đây là chị Đặng Thị Thìn, kỹ sư cầu đường, là nhân viên phòng Kỹ thuật. Anh Đệ nói.
Tôi chăm chú nhìn vào một phụ nữ nhỏ nhắn, gầy yếu trông chẳng có gì là kỹ sư cả.
-Tôi là Sơn, kỹ sư bên A. Tôi nói.
Ba chúng tôi đi thăm một số nơi. Chẳng gặp thêm ai. Thành ra quen nhau trước.
Hôm gặp nhau ở Văn phòng Liên hiệp, bác Hiệp phân công chúng tôi là phiên dịch của Đoàn. Lãnh đạo Đoàn là:
1.     Đoàn trưởng: Trưởng xưởng - kỹ sư  Phạm Văn Đạt - học lên Trưởng xưởng tà vẹt bê tông.
2.     Đoàn phó anh kỹ sư Bùi Quang Khải - học lên Trưởng phòng KCS (Phòng Kiểm tra chất lượng sản phẩm)
3.     Bí thư chi bộ Đoàn: Phiên dịch Lại Ngọc Thạch
4.     Thư ký công đoàn Đoàn: Trịnh Đình Thuộc - Công nhân
5.     Phó thư ký: Kỹ sư Đặng Thị Thìn - học lên Trưởng phòng Công nghệ
              6.     Kỹ sư Nguyễn Ngọc Hoành Trưởng phòng cơ điện trong nước - học lên Trưởng phòng cơ điện xưởng

Bác Hiệp cho chị lên làm Tổ phó Công đoàn của Đoàn. Mọi người biết chị là nữ duy nhất của Đoàn.
Lúc này chị là đối tượng Đảng.
Tôi và Đệ là 2 dịch viên là 3 phiên dịch cả thảy.
Chỉ tiêu 21 người mà chúng tôi có 20 người đi là vừa.

2. Cảm tình
Lúc này, tôi đi cùng Đoàn và biết tiếng Nga sõi. Nhưng còn anh Đệ và anh Thạch là hai dịch viên khác, nên Đoàn vui vẻ đi. Anh em còn lại không biết tiếng Nga mấy.
Đoàn sang Matxcova và được nghỉ ở khách sạn ba ngày. Chúng tôi được phát ít tiền để đi chơi vui vẻ. Đi thăm Hồng Trường, Triển lãm kinh tế quốc dân Nga.
Nhiều anh em trong Đoàn đã có gia đình trong nước. Họ cũng như hai anh dịch viên kia đều không lạ gì quan hệ luyến ái.  Tôi là thanh niên chưa biết gì.
Thấy tôi còn con trai, chị Thìn có biểu hiện nể và tìm cánh giữ làm vệ sỹ. Chị nói:
-Anh Thạch hay ngủ quên trong phòng chị. Chị em mình thức anh ấy dậy về phòng là hơn.
Anh Thạch là Bí thư Chi bộ của Đoàn. Chị ta cũng chẳng còn cách nào khác là thức dậy.
-Này, định đánh dặm hả? Về phòng mình đi chứ? Chị Thìn càu nhàu.
Anh Thạch không nói gì, bỏ về phòng.
Trong phòng chị, tôi chưa ngủ mà chỉ chứng kiến. Phòng nữ có ti vi, phòng riêng nhỏ nhưng lịch sự.
Anh em nể nả, không nói gì rút về.
Tôi là khách (Bên A) cũng chỉ được ở thêm một lát.
Mấy ngày ở Matxcova trôi qua nhanh chóng, chúng tôi đáp xe lửa về Nhà máy.
3. Về nhà máy
Sau khi nghỉ ba ngày ở Matxcơva, chúng tôi đáp xe lửa về phía Nam, nơi có tỉnh Krasnodar, thành phố Gulkevich. Nhà máy sản xuất tà vẹt Bê tông nằm ở trong thành phố nhỏ như thị trấn của Cộng hoà liên bang Nga.
Trời khá rét, tuyết rơi lất phất. Lần đầu tiên nhìn thấy tuyết, nhiều bạn rất thích. Nó nhẹ và xốp, mát lạnh. Bạn phát măng tô và khăn len, găng tay, giày...Những bổng lộc đầu tiên của chuyến đi.
Khách sạn Vennhet là nơi Nhà máy bố trí cho chúng tôi ở. Hai người ở một phòng con. Trưởng đoàn là anh Phạm Văn Đạt là Quản đốc phân xưởng dầm cầu trong nước sang làm quản đốc phân xưởng tà vẹt Bê tông. Anh người Thanh Hoá.
Anh Đạt và chị Thìn được ở mỗi người một phòng riêng ở tầng hai.
Tôi ở cùng Nguyễn Văn Đạt là một công nhân người ở huyện Đông Anh cùng tên Trưởng đoàn ở tầng ba hai người một phòng.
Sáng có xe buýt đưa đi làm, chiều về. Trưa nghỉ và ăn trưa tại Nhà máy.
Anh em học nghề lý thuyết trước.
Chị Thìn có cảm tình nên rủ chúng tôi nấu ăn chung buổi chiều, ngày nghỉ, hay đi mua sắm đồ đạc cùng. Chị người Thái Bình. Chúng tôi đi tầu hỏa qua vài ga thăm nom một thành phố, mua sắm đồ đạc, đi xe buýt đến thành phố Krapotkin gần thị trấn chơi. Hàng hóa hè mới nhiều. mỗi người mua 1 tủ lạnh Xaratop. Nhiều người mua được cả xe đạp.
Càng ngày, tôi càng được chị Thìn yêu mến. Chị cho tôi hôn môi, hứa mỗi kỳ kinh nguyệt sẽ cho tôi làm tình. Chị rất sợ có thai. Chúng tôi yêu nhau vào kỳ kinh nguyệt cho an toàn.
Các anh biết, nhưng bật đèn xanh cho chúng tôi yêu nhau.
Sau một thời gian, anh Đệ và anh Thạch xuống dịch cho công nhân. Tôi lo phụ trách số cán bộ gồm: Anh Đạt, anh Khải, anh Hoành và chị Thìn.
          Anh Đạt học làm Trưởng xưởng
Anh Khải học lên Trưởng phòng KCS.
Anh Hoành học lên Trưởng phòng Cơ điện.
          Chị Thìn học làm Trưởng phòng Công Nghệ.
Họ (3 anh) là các đảng viên, có bằng đại học trong nước, học theo chức danh thực tập sinh ký kết giữa hai nước. Trong nước trừ chị Thìn, ba anh cũng đang giữ chức trưởng phó phòng Công ty.

Nhánh đường sắt 40 Km chạy qua cầu Thăng Long  nối vào trục chính quốc gia đang xây dựng sẽ đi đường đôi song song. Khổ 1 mét dành cho tầu khách như đường sắt trong nước. Khổ 1435mm dành cho tàu hàng. Theo thiết kế, bạn viện trợ một phân xưởng sản xuất tà vẹt Bê tông khổ rộng 1435mm. Ta đi học nghề về để tự sản xuất tà vẹt Bê tông phục vụ lắp đặt kiến trúc tầng trên.
Lần đầu tiên ta có một dây chuyền công nghệ sản xuất tà vẹt Bê tông 1435 mm hiện đại thiết bị nhập từ Hungary sang đang lắp đặt trong khuôn viên Nhà máy Bê tông Thăng Long.
Phòng Vật tư bên A nhập khẩu ngoài dây chuyền này còn rất nhiều ray, ghi và phụ kiện kiến trúc tầng trên để lắp đặt đường sắt. Việc nhiều, nhưng tôi được tách ra đi biệt phái 6 tháng.
Bạn cho tôi một cuốn sách công nghệ sản xuất do Thứ trưởng duyệt in lưu hành nội bộ. Tôi dịch cho chị Thìn chép đem về nước phục vụ nhà máy.
Công nghệ gốc của Cộng hòa XHCN Hungary. Nhà máy bạn cũng cử công nhân sang Hungary học nghề. Họ lại đào tạo lại công nhân ta.
Sau khi Trung Quốc rút đi năm 1979, Chính phủ Liên Xô giúp ta xây tiếp cầu Thăng Long.
Lúc này là  từ tháng 12 năm 1983 đến tháng 6 năm 1984.
Chúng tôi hăng hái học tập.

4. Cái Tết xa nhà
Tết Giáp Tý năm 1984 chúng tôi tổ chức mời bạn đến dự. Nấu nhờ mấy món Việt Nam như nem rán, miến, bóng... Tầng hầm khách sạn Vennhetxa là nơi chúng tôi ăn Tết.
Nhạc nổi lên không ai dám mời chị Thìn nhảy. Trưởng phòng Cán bộ Nhà máy Vitaly là người dũng cảm hơn cả liền mời chị nhảy. Chị để góp vui cũng ôm nhau nhảy một lát. Mọi người tham gia theo...
Chúng tôi biết trước là sẽ ăn Tết bên Nga nên có chuẩn bị sẵn. Mộc nhĩ, nấm hương, miến dong... mua đem sang. Thế là chỉ mua thịt lợn thêm, gà công nghiệp...
Tuyết rơi nhiều phủ dày trên mặt phố. Mùa đông kéo dài đến đầu tháng năm. Xuân đến thì cây cỏ xanh tốt, vạn vật tươi xanh, chúng tôi thấy dọc phố rau muối mọc rất nhiều liền hái nấu canh. Đây là nguồn rau xanh bổ sung hàng ngày. Ba chị em vui vẻ đi dạo và quan sát, nơi nào nhiều rau là hái về nấu canh.
Nghe nói năm Giáp Tý 1984 Việt Nam lại đánh nhau biên giới khá to với Trung Quốc. Chúng tôi đi tảm cư lánh nạn.
Bạn thích chúng tôi hát bài Kachiusa, năm anh em trên một chiếc xe tăng...
Còn Kachia nữ Nga thì tiếc rẻ là tôi không rỗi. Cô ta khoe là bán giá 5 rup thôi. Song với ta lúc này 5 rup là to rồi.
Thành ra trong chuyến đi tôi không có mối tình nào với nữ Nga. Cô kỹ sư kinh tế trẻ người Nga muốn yêu cũng để anh Thạch đi tiễn và anh ta gạ tình song cô ta không đồng ý vì anh Thạch đã có gia đình.
Nhiều công nhân trong đoàn là đảng viên cũng được bạn quý, song đều không ai muốn ở lại Nga với bạn mà đều xin về nước.
5. Gorbatco và Phạm Tuân
Hội hữu nghị Nga - Việt lúc này do thiếu tướng Gorbatco là anh hùng phi công Liên Xô bay cùng chuyến với anh hùng phi công Việt Nam Phạm Tuân. Tôi đã được dự một trận bóng đá mà ông Gorbatco cùng xem và đang làm công tác hữu nghị với Việt Nam.
Quê ông Gorbatco là tỉnh Krasnodar-CHLB Nga.
Chúng tôi được ở quê hương nhà du hành vũ trụ Nga bay cùng Phạm Tuân nên cũng lấy làm vinh dự.
Phạm Tuân là trung tướng hơn 1 sao và là người phi công Việt Nam duy nhất bắn rơi máy bay B52 của Mỹ.
Anh Phạm Văn Đạt - Đoàn trưởng cùng họ Phạm với Phạm Tuân.
Bí thư đảng ủy của Nhà máy là nữ. Bà trong buổi mít ting mừng ngày Quốc tế lao động 1 tháng 5 năm 1984 có nhắc về phong trào công nhân Mỹ ở Chicago đấu tranh giành quyền ngày làm 8 giờ và quyền lợi khác của công nhân tiến đến dùng ngày 1 tháng 5 làm ngày quốc tế của những người lao động trên thế giới.
Chúng tôi thấy bà lấy làm tiếc là bí thư đảng ủy lại là anh Thạch. Anh có đến nhà bà thăm nom.
Tôi và anh Đạt lại đến Chủ tịch Công đoàn Nhà máy thăm mon, đi Lễ.
Sau công đoàn Nhà máy cho hai người được tự đóng 1 cái hồm miễn phí để đóng hòm về nước là 10 hồm gỗ hàng hóa tự mua.
Mọi người vui vẻ vì cũng không thua lỗ là bao.

          6. Đám tang Tổng Bí thư.
          Tôi còn nhớ khi còn học đại học ở Kiev (1972 - 1978), Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô là ông Leonhit Ilich Brêznhep. Cùng họ Lê với Lê Nin, ông ta tăm tiếng lừng lẫy phe Xã hội chủ nghĩa.
Năm 1984 thì ông Anđrôpôv nguyên là Uỷ viên Bô chính trị, Trưởng ban An ninh quốc gia đang làm Tổng Bí thư. Ông này lên Tổng Bí thư sau khi Tổng Bí thư Brêznhep từ trần.
Do bệnh tật, ông Anđrôpôv từ trần. Liên Xô có Quốc tang.
          Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trường Chinh đi dự lễ tang.
Ti vi quay Hồng Trường, điện Kremlanh, đám tang.
Ông Tổng Bí thư Chernhencô lên thay. Ông này cũng đã già.
          Lúc này Tổng Bí thư Lê Duẩn bên ta đã già, nhưng vẫn đang tại vị.
          Anh Đạt Trưởng Đoàn, hình như lương cao nhất Đoàn xấp xỉ bìa C là 115 đ.
          Anh Thạch Bí thư chi bộ là công nhân phiên dịch nên không uy tín bằng.          Chị Thìn lúc này đang ăn lương kỹ sư 2 là 73 đ.
Tôi lương mới có 64 đồng.
         
Anh em công nhân học xong lý thuyết tràn xuống xưởng tham gia học nghề. Các vị trí trong dây chuyền công nghệ được anh em ta tham gia, sản phẩm tăng lên đáng kể.
Bạn quyết định sẽ cấp giấy chứng nhận bậc thợ ở các vị trí trong dây chuyền công nghệ sản xuất tà vẹt bê tông cho công nhân ta.
Do là công nhân lớn tuổi, bạn cấp chứng nhận bậc 4 và bậc 5 cho công nhân ta.
Ba dịch viên thì tôi là kỹ sư bên A và anh Đệ là kỹ sư của phòng Tổ chức cán bộ Liên hiệp. Anh Thạch là người của Nhà máy Bê tông Thăng Long.
 Chúng tôi (3 dịch viên)  đi công tác không được Nhà máy cấp giấy chứng nhận cũng buồn. Hình như số gián tiếp cũng thế (Anh Đạt, Khải, Hoành và chị Thìn).
Còn lại là nhân sự (công nhân) của Nhà máy Bê tông Thăng Long. Mọi người chuẩn bị về nước.
Tôi biết là mình lại qua một năm tuổi nữa. Đợt xét lương năm 1983, Ban (cơ quan tôi)  xin Vụ nâng lương cho một số người.
Phòng Vật tư, tôi và anh Trọng, anh Lập đều chưa được lên lương bậc tiếp theo.
Tôi đi Nga lãn binh kế.  Thực ra cuối năm 1982, tôi nghỉ ốm khá lâu và chuyển cơ quan ra Bắc mất nhiều thời gian. Việc chậm lương là bình thường và có lý do. Nhiều người bức xúc nói xấu việc tôi chuyển công tác ra Bắc.
          Bạn có cho đi tham quan cảng biển, tắm biển Ximpheropone một ngày. Thành phố Ximpheropone rất đẹp và thoáng, phố xá rộng rãi, chúng tôi tham quan rồi về thị trấn ở tiếp. Bữa trưa ăn nhà hàng thành phố Simpheropone bạn đãi. Cơm thường mà là đền bữa ta mời họ Tết Giáp Tý.
Mồng 1 tháng 5 cũng có mít tinh, thành phố nhỏ cũng đi diễu hành vui vẻ. Mít tinh ở trung tâm thành phố.
Do không hợp thủy thổ nên tôi yếu đi đáng kể. Tôi bị kiết, trĩ ra máu nhiều, mất sức. Song tôi vẫn cố gắng dịch cho kịp tiến độ về nước.
Ra biển tôi không dám tắm mà chỉ ngồi trên bờ.
Lương tháng 135 rup cho mọi người như nhau. Sáu tháng là 135 x 6 = 810 rup. Một số đem ít hàng sang bán kiếm thêm vốn lo đóng hòm về nước.
Phổi yếu nên tôi bỏ nghề giáo, chỉ đi dịch 2 lần là do lương cao.

          7. Cái hòm
          Những người đi Liên Xô có câu nói vui rằng: Đi Nga là đi đại tu sức khoẻ, trung tu kinh tế và tiểu tu kiến thức. Chúng tôi chia nhau ra mua bán và chuẩn bị đóng hòm.
Anh Đạt, Trưởng Đoàn và anh Thạch chuẩn bị thư xin gửi tầu biển một số đồ đạc về nước. Nước bạn đồng ý cho chúng tôi gửi tầu biển về nước. Chuyến đi thực tập sinh từ 6 tháng trở lên được phép gửi hàng hoá qua tầu biển cảng Odetxa.

Đây là một kết quả quan trọng mà Đoàn đạt được.
Về đến Matxcơva, bạn cho chúng tôi thăm Lăng Lê Nin. Ông mặc complê, đi giầy tây, nằm trong lồng kính. Chúng tôi nghỉ chơi ba ngày rồi lên máy bay về Hà Nội.
Về nước, tôi quay lại Ban Quản lý Công trình Thăng Long làm việc tiếp. Lúc ấy là tháng 6 năm 1984.
Đầu tháng 8 năm 1984, chú Phan Trầm ký nâng lương cho anh Trọng và tôi lên 73 đ. Kỹ sư 2.  Anh Lập lên 88 đ. Kỹ sư 3...
Ba chúng tôi có tên trong một quyết định nâng lương . Vụ trưởng ký nên mọi người tôn vinh là Bộ ký. Đây là mốc lương đầu tiên do Vụ trưởng Vụ Xây dựng cơ bản Giao thông - Bộ GTVT ký chuyển kỹ sư và nâng bậc. Niên hạn 1980 - 1984.
Anh Trọng năm 1989 chuyển vào Nam công tác.
Anh Lập nay đã nghỉ hưu. Bậc lương cuối là 9/9 = 4,98.
Tôi  trước khi hưu trí lương là 4,98 + 9% VK.

8. Xưởng tà vẹt Bê tông trong nước
Xưởng tà vẹt Bê Tông xây dựng tiếp và khánh thành cuối năm 1984. Anh em công nhân và kỹ sư đi học nghề về tham gia sản xuất thử. Ban cử anh Phan Thanh Bình cán bộ trung cấp học ở Liên Xô về làm dịch viên cho chuyên gia lắp đặt xưởng. Chị Nguyễn Thị Thủy tốt nghiệp đại học ngoại ngữ dịch cho chuyên gia bên A.
Sau khánh thành dự án năm 1987, chủ trương của ngành Giao thông vận tải chưa phát triển đường sắt khổ rộng 1435mm. Ta dỡ hết đường lồng và đường sắt khổ rộng thu hồi chỉ sử dụng đường sắt khổ 1000mm.
Xưởng tà vẹt Bê tông kết thúc sản xuất. Có dự án cải tạo thành xưởng sản xuất tà vẹt 1000mm, nhưng chưa được duyệt. Hình như Liên hiệp dỡ thiết bị dùng lẻ và xóa sổ Xưởng này.
Tôi vẫn làm việc ở phòng Vật tư Thiết bị toàn bộ của Ban đến năm 2001 thì giải thể.
Hai anh Đạt và anh Thạch xin chuyển công tác về địa phương làm việc.
Chỉ còn anh Khải, Phó đoàn và anh Hoành, chị Thìn và số công nhân là còn làm việc ở Nhà Máy bê tông Thăng Long, thuộc huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội.
Anh Đệ vẫn làm việc ở phòng Tổ chức cán bộ Liên hiệp nay là Tổng Công ty Thăng Long.
Tôi chia tay Đoàn. Tôi cũng trung tu kinh tế. Đem về một tủ lạnh Capatob, một xe đạp Turist, vài cái quạt, bàn là...
Năm 1985, tôi bán hết, chỉ để lại cái xe đạp để đi làm, góp tiền xây Nhà cho Bố ở phố Kim Ngưu. Tuy được không nhiều nhưng cũng là chờ ông đi Hà Lan đem tiền về xây.
Tháng 8 năm 1989, tôi đi Đội phó phiên dịch ở Ukraina. Lúc này lương của tôi là 333 đ.
Nay chúng tôi (20 người) đã về hưu gần hết.

9. Về nước
Về nước tháng 6 năm 1984, chúng tôi chia tay nhau ở sân bay Nội Bài.
Tuy ở xa nhau, chị Thìn có sang nhà tôi chơi. Đạt cũng có sang chơi.
Công việc nhiều và tôi lao vào làm việc. Nhà cửa vẫn chật hẹp.
Tết dương lịch năm 1985 chị sang nhà tôi chơi rất vui.
Từ khi về nước, chúng tôi quan hệ được vài lần. Sau này sợ điều tiếng, tôi dặn chị là thôi, không nên vi phạm chồng mà mang tiếng.
Chị Thìn lúc này đã có 3 con. Hai đứa con gái và đứa con trai út còn nhỏ. Chị được kết nạp đảng và lên chức Phó phòng Kỹ thuật Nhà máy Bê tông Thăng Long.

Tôi và chị đóng chung một hòm đồ gửi về nước. Tôi cho chị mua thêm 1 tủ lạnh con để vớt lại số tiền đã mất. Nhìn chung anh em khi về vẫn làm việc ở Nhà máy Bê tông Thăng Long đến hưu.
Chị Thìn sinh năm 1952.
Thế là người phụ nữ đầu tiên của tôi là chị Đặng Thị Thìn, một phụ nữ 32 tuổi, một người mẹ đã có 3 con, một kỹ sư cầu đường.
Tháng 8 năm 1984, tôi lên lương 73 đồng, là Kỹ sư phòng Vật tư Ban QLCT Thăng Long thuộc Vụ Xây dựng cơ bản Giao thông, Bộ GTVT. Sau khi kết thúc chuyện này, tôi không có ai cho đến khi tôi đi phiên dịch Đội phó tháng 8 năm 1989. Tôi tiếc là đã chia tay chị, song cũng không còn cách nào khác.

10. Mấy lời cuối cùng
Tôi viết mẩu chuyện này, muốn kể chuyện một chuyến đi thực tập sinh ở nước ngoài (tỉnh Krasnodar-CHLB Nga). Ai cũng biết cả đời đôi khi chỉ đi nước ngoài được một chuyến.
Cho dù mục đích chuyến đi không được ngành đường sắt nhân rộng lên mà quay lại với tà vẹt khổ 1000 mm, chúng tôi cũng vinh dự được là những người đầu tiên đi học sản xuất thử tà vẹt khổ 1435 mm.
Đầu tiên tôi nhớ anh em trong nước còn nhầm lẫn công nghệ Hunggary lại nói là công nghệ Bungary. Ai cũng thích bộ phim về thiếu tá Deanop của Bungary mà.
Khối CEV là Ủy ban tương trợ kinh tế của phe xã hội chủ nghĩa có tòa nhà như quyển sách mở ở Varsava-Ba Lan có nhiều công nghệ do những nước cùng phe thực hiện có tiêu chuẩn quốc tế và chia sẻ trong phe.
Liên Xô đứng ra giúp đỡ nên chuyển giao cho ta công nghệ mà họ cũng nhập từ Hunggary thôi.
Liên Xô dùng tà vẹt khổ rộng hơn 1520 mm. Tà vẹt khổ 1435 mm là dùng cho đường công vụ của bạn. Bạn có sản xuất.
Như vậy Việt Nam nếu nâng cấp lên dùng tà vẹt khổ 1435 mm thì khớp với tà vẹt Trung quốc và tầu hỏa đi lại giữa hai nước không phải dùng đường lồng rồi chuyển tầu như hiện nay.
Mãi đến nay ngành đường sắt vẫn đang bàn việc chuyển sang dùng tà vẹt khổ 1435 mm.
Chuyến đi Krasnodar-CHLB Nga của tôi là như vậy.
 

2 nhận xét:

  1. CCCP NGÀY ĐI LÍNH BỌN EM TOÀN ĐỌC LÀ :Các chú cứ phá đấy ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng rồi nhưng có gì mà phá đâu? Nhà máy phủ chiếu không sản xuất không phải phá cũng như phá mà.

      Xóa