Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2015

Viên chức Nhà nước


Ban Quản lý dự án Thăng Long - Cơ quan tôi
Khối các đơn vị (cơ quan) sự nghiệp trực thuộc các Bộ  ở Trung ương đa phần là các đơn vị do Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập và Bộ trưởng ký quyết định thành lập. Lao động thuộc khối này (Từ Trưởng phòng, Ban, Trưởng Bộ phận trở xuống ) đều là những viên chức nhà nước thuộc Bộ.
Luật Viên chức Nhà nước có hiệu lực từ THÁNG 1/2012 dành cho lao động diện thuộc Bộ. Đây là Luật mới được Quốc hội thông qua năm 2010 nhằm quy định cụ thể hơn cho Khối lao động thuộc các cơ quan sự nghiệp thuộc Bộ.
Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 1054/QĐ-TTg ngày 3/7/2013 thì Bộ GTVT có 2 loại cơ quan thuộc Bộ.
  1. Cơ quan thuộc Thẩm quyền quyết định của Chính phủ.
  2. Cơ quan thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng Bộ GTVT.
Lao động của cả 2 loại hình cơ quan này đều thuộc Luật Viên chức nhà nước.
Như vậy Viên chức nhà nước thuộc Bộ cũng khá đông và đang làm việc trong các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ.
Khối các Viện, Học viện, trường Đại học và cao đẳng, cao đẳng nghề thuộc Bộ GTVT (11 đơn vị) nằm trong quyết định này khá đông.
Khối các Ban Quản lý dự án cũng đông (8 đơn vị).
Như vậy giáo viên và chuyên viên thuộc Bộ GTVT là 2 loại hình lao động được hưởng Luật Viên chức Nhà nước như nhau.
Tôi là chuyên viên Văn phòng Ban QLDA Thăng Long thuộc Bộ GTVT nên cũng được hưởng Luật Viên chức Nhà nước.
Khối lao động các Trường THPT, THCS thuộc địa phương (Tỉnh, Thành Phố, Quận, Huyện) quản lý là viên chức nhà nước của địa phương cũng được hưởng Luật Viên chức Nhà nước.
Tôi nguyên là viên chức (giáo viên) cơ quan thuộc Thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ là Trường Đại học Bách khoa TP HCM (1978 - 1983) nay chỉ còn là Viên chức cơ quan Ban QLDA Thăng Long thuộc Thẩm quyền quyết định của Bộ Trưởng GTVT.
Cho nên tôi giữ được vi trí việc làm ở cơ quan mới bình thường, không khó khăn lắm.
Mấy năm trước đây khi chưa có Luật Viên chức thì dùng Luật Công chức chung cho 2 loại hình lao động này, nay có Luật Viên chức rồi thì tách ra dùng riêng.
Nghị định 46/2010/NĐ-CP về Thủ tục thôi việc và Nghỉ hưu cho Công chức thì vì chưa có Nghị định cho Viên chức nên còn dùng chung cho cả 2 loại hình lao động là CÔNG CHỨC VÀ VIÊN CHỨC.
Thành ra tôi hơi thắc mắc khi áp dụng Nghị định này (46/2010/NĐ-CP) cho số Viên chức nhà nước.
Nên có Văn bản quy định cho phép việc áp dụng chung Nghị định 46/2010/NĐ-CP cho cả 2 loại hình lao động là Công chức và Viên chức nhà nước như nhau.
Khi cần Chính phủ nên có Nghị định quy định Thủ tục Thôi việc và Nghỉ hưu cho Viên chức Nhà nước riêng.
Là lao động viên chức, tôi rất vui khi có Luật Viên chức Nhà nước (thực hiện từ 1/1/2012).
Tuy chưa có lương thâm niên như giáo viên, chúng tôi được hưởng hệ số thu nhập là 2 nên cũng có tiền để dành.
Bạn nào cùng là viên chức như tôi thì ủng hộp cảm nhận nhé?
Chia sẻ.

Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2015

Chuyên viên Văn phòng

 
 Bằng khen trước khi nghỉ hưu của tôi
Tôi về Văn phòng theo quyết định của Tổng Giám đốc Trần Trung Trụ năm 2001. Anh em trẻ khoe là đây là một lối thoát cho tôi khi phòng Vật Tư bị giải thể vì hết việc làm. Anh Nguyễn Văn Hân lúc này làm Chánh Văn phòng.
Tôi được Nguyễn Thanh An nhân viên Văn thư nhận vào cùng làm trỏng tổ Văn thư với nhau. Tôi đi chứng thực để khai thác sử dụng tài liệu, thống kê lưu "Đi" lưu trữ tài liệu.
Thanh An thì làm Văn thư.
Chúng tôi được Tập Huấn công tác Văn thư - Lưu trữ 1 tuần ở Văn phòng Bộ GTVT, có cấp
Giấy Chứng nhận có dấu Quốc huy của Bộ GTVT  do Chánh Văn phòng Bộ GTVT Trần Văn Minh ký.
Tôi đã học qua Tin học Văn phòng B nên làm việc thuận lợi. Xe máy tôi đi thạo.
Đầu tiên tôi được giữ lưu "Đi" và "Đến" cơ quan, đi chứng thực rất bận rộn.
Tổng Giám đốc thấy tôi được việc ký nâng lương đều đặn 5/9, 6/9, 7/9. 8/9 (4,65). Sau khi nghỉ hưu Tổng Giám đốc Vũ Xuân Hòa lên thay tháng 3/2006.
Ngành Văn thư - Lưu trữ thuộc Khoa Lưu trữ và Quản trị Văn phòng Trường ĐH KHXH&NVQG tuyển sinh mà tôi không theo học tại chức vì  nghiệp vụ chưa phức tạp lắm không đòi hỏi học thêm Bằng ĐH, dùng Bằng Kỹ sư cũng được.
Ngành mới thuộc khối C.
Tôi được học Tin học ứng dụng do Văn phòng Chính phủ đào tạo theo Đề án 112/CP.
Kiến thức internet của tôi là do học ở Bộ môn Tin học Trường Đại học Công đoàn theo đơn đặt hàng của Văn phòng Chính phủ.
Giấy Chứng nhận do Hiệu trưởng ĐH Công Đoàn và Trưởng Ban Đề án 112/CP ký, dấu Quốc huy của Văn phòng Chính phủ.
 
Tống Giám đốc Vũ Xuân Hòa từ năm 2007 đến 2015 chỉ ký nâng lương 9/9 và vượt khung cho đến nay là 9% (5,43).
Là do vị trí làm việc không phát huy lên ngạch trên (chuyên viên chính) nữa.
Tôi là lao động ngoài Đảng nên được như thế là đủ.
Phục vụ theo dõi Lưu trữ và khai thác lưu trữ cho các phòng Ban là nhiệm vụ của tôi.
Từ hồi học THPT tôi đã yêu mến Văn thơ. Môn Văn tôi học khá. Song tôi vẫn thi khối A học Kỹ sư để được đi học nước ngoài.
Những người học nước ngoài về phục vụ tốt nhưng thường nhường nhịn. Tôi cũng thế không làm viên chức quản lý, chỉ là viên chức chuyên môn, nghiệp vụ.
Nhiều năm làm viên chức, tiến độ lương cho phép, chậm nên tôi tiến tới hưu trí bình thường. Bảo hiểm xã hội được 2015-1978 = gần 37 năm.
Từ 2009 tôi tham gia Internet, Email, Facebook, Yahoo blog, Blogger, Zing blog (2012), Thi Đàn Việt Nam (2014), Blogtiengviet (2015) ...
Pro blogger của Zing blog. Tham gia tích cực các cuộc thi viết (CSB) do Zing blog tổ chức.
Mới được bà Đồng Thị Chúc Blogtiengviet mời tham gia đăng 1 bài thơ vào tập thơ "Lục Bát Gửi Tặng Mẹ Ta".
Bà Chử Thu Hằng Blogtiengviet mời đăng 2 bài thơ trong "Lộc Phát Ất Mùi - 2015".
Đang phấn đấu phát hành (chưa có kết quả cuối).
Thi đàn có Danh sách Hội viên tôi đang ở trang 4.
Chia sẻ.