1. Quyết toán kho bãi
Năm 2000 Phòng Vật tư nhận thêm anh Vũ Duy Ngưng mới được bổ lên Phó phòng Vật tư về làm quyết toán kho bãi, chị Đoàn Thị Xuyên về làm nhân viên đánh máy vi tính. Hai người đang ở phòng Kỹ thuật cơ quan thì được biệt phái xuống làm việc. Chúng tôi tiến hành quyết toán các kho bãi.
Lúc này phòng Vật tư có:
1. Nguyễn Đình Đạm Trưởng phòng.
2. Vũ Duy Ngưng Phó phòng
3. Đỗ Độc Lập kỹ sư
4. Nguyễn Đông Sơn kỹ sư
5. Đoàn Thị Xuyên Nhân viên đánh máy vi tính
Anh Đạm bị ốm nằm Bệnh viện Việt Xô, không khỏi hẳn nên ít khi đến Ban. Anh Ngưng Phó phòng điều hành Lập và Sơn lên Bảng kê nhập xuất tồn kho Vật tư thiết bị nhập khẩu, đề xuất phương án xử lý số tồn kho là chuyển trả Liên hiệp Đường sắt Việt nam, sao cho số tồn kho bằng không. Xuyên đánh máy văn bản thống kê cho anh Trụ Tổng Giám đốc ký và hai anh (Ngưng, Lập) đi các Kho xác nhận.
Sơn và Lập viết phiếu xuất số vật tư thiết bị tồn các kho cho Công ty Virasimex thuộc Liên hiệp đường sắt Việt Nam.
Quá trình chuyển trả kết thúc, chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ. Các kho quyết toán xong với Ban, chấm dứt Hợp đồng Kinh tế kho bãi.
Tổng kết thi đua, Ban cấp giấy khen (năm 2000) cho nhiều cán bộ, trong đó có tôi. Tuy chưa được Bộ Giao thông vận tải khen, nhưng Giấy khen Tổng Giám đốc ký cũng là một cách động viên.
Anh Tổng Giám đốc Trần Trung Trụ ký Giấy khen.
Cho đến nay, Tổng Giám đốc không ký giấy khen nữa mà chỉ có Bằng khen của Bộ giao thông vận tải.
Phòng Vật tư Tổng kết thi đua năm 2000, anh Phó phòng Vũ Duy Ngưng được bằng khen của Bộ Giao thông vận tải, anh Đạm và mọi người thì chỉ được Giấy khen của Tổng Giám đốc.
Bộ trưởng Lê Ngọc Hoàn ký Bằng khen.
Anh Vũ Duy Ngưng nguyên là Trưởng phòng Kế hoạch của Vụ Xây dựng cơ bản - Bộ GTVT. Anh đi Đội trưởng ở Liên xô cũ 10 năm mới về nước, được giới thiệu về Ban làm việc.
Anh là Trưởng phòng Kế hoạch của chú Phan Trầm Vụ trưởng, bà con bên mẹ tôi.
Định biên của tôi ở Văn phòng cũng là do anh Ngưng môi giới.
Tôi
mua xe máy để đi làm, học Tin học Văn phòng Chứng chỉ B để phục vụ tiếp.
Tôi có ra Ngân Hàng Viettinbank lấy một thẻ tiết kiệm được 17 triệu đồng. Lãi suất khá nên có lời đôi chút. Tôi rất phấn khởi. Bố mẹ góp thêm 11 triệu mới đủ mua xe máy Super Dream nội của Liên danh Việt - Nhật sản xuất, giá lúc này là 26,7 triệu VNĐ. Thuế trước bạ cũng phải nộp mới được đăng ký.
Công an cấp Đăng ký và biển số xe là 29L2-3620.
Tôi đi mua cùng vợ và làm mọi thủ tục để được đi xe máy.
Vợ tôi cũng cho tôi mượn xe máy cùng nhãn hiệu Super Dream (mua trước) đi tập cho đến khi tôi mua xe máy.
Tôi tiếp tục đi thử và tập đi xe máy Super Dream 100 phân khối mới mua, nộp lệ phí thi và nhận "Giấy phép Lái xe" máy tháng 6/2000 để đi.
Ban
lúc này khánh thành dự án đường Láng Hòa Lạc giai đoạn I (tháng 10/2000).
Ban khánh thành cầu Hòa Bình (tháng 12/2000).
2. Chuyển công tác
Sang đầu năm 2001, Tổng Giám đốc Trần Trung Trụ ký quyết định giải thể phòng Vật tư.
Những người còn lại của phòng Vật tư là:
Danh sách Phòng Vật tư thiết bị |
1. Anh Nguyễn Đình Đạm, Trưởng phòng Vật tư nghỉ hưu từ ngày mồng 1 tháng 3 năm 2001.
2. Anh Vũ Duy Ngưng Phó phòng chuyển làm Phó phòng Quản lý dự án.
3. Anh Đỗ Độc Lập kỹ sư chuyển về phòng Quản lý dự án.
4. Tôi Nguyễn Đông Sơn kỹ sư chuyển về Văn phòng (2/2001).
5. Chị Đoàn Thị Xuyên cán bộ vi tính chuyển về Văn phòng (2000).
Những cán bộ làm ở phòng Vật tư thết bị cùng với tôi được đãi ngộ xứng đáng. Anh Đạm, anh Minh, chị Sen, anh Vệ được phân nhà ở. Anh Lập được đi thực tập sinh ở Nga 3 tháng. Chị Sen được đi tham quan châu Âu.
Họ có Huy chương Chống Mỹ cứu nước.
Anh Nguyễn Văn Minh, Phó phòng được kết nạp đảng.
Bằng khen của Phòng tôi được lưu trữ |
Lúc này (năm 2001), tôi lại đứng trước khó khăn là hết việc làm, phải chuyển công tác khác. Anh Tổng Giám đốc Trần Trung Trụ ký quyết định chuyển tôi về Văn phòng. Anh có hỏi xem tôi còn nhớ anh không? Tôi lúc này còn quên nên anh không nói gì.
Nguyên là tôi có đến Tổng Công ty XDCTGT I xin việc làm từ năm 1982, lúc này anh Trần Trung Trụ là Phó phòng Tổ Chức cán bộ cho tôi giấy giới thiệu của anh Phạm Quang Tuyến Tổng Giám đốc để chuyển ra Bắc, tôi mới được Vụ XDCB Giao thông tuyển dụng.
Nay tờ Giấy giới thiệu này vẫn để trong Hồ sơ cán bộ của tôi.
Quyết định chuyển tôi về Văn phòng |
Văn phòng Ban là nơi làm việc mới của tôi từ đầu năm 2001.
3. Chánh Văn phòng
Từ năm 1988 Ban Quản lý công trình Thăng Long được Bộ trưởng Bùi Danh Lưu ký Quyết định nâng cấp trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thì chú Nguyễn Cao Điềm lên làm Chánh Văn phòng.
Chú Điềm là người nguyên của Ban Quản lý Công trình giao thông 3 chuyển sát nhập về.
Chú Nguyễn Cao Điềm người Hà Tĩnh.
Anh Nguyễn Huy Tâm làm Phó Văn phòng cho chú Nguyễn Cao Điềm. Anh Tâm người Thái Bình. Anh Tâm cũng là người của Ban 3 sát nhập về Ban Thăng Long.
Khi
chú Điềm đi hưu năm 1996 thì anh Vũ Xuân Hòa lên làm Chánh Văn phòng. Sau đó
anh Hòa được điều chuyển làm Phó Tổng Giám đốc kiêm Trưởng phòng quản lý dsuwj án một.
Văn
phòng mấy năm tiếp theo (1998 - 2000) không có Chánh Văn phòng.
Anh Nguyễn Huy Tâm, làm Phó Văn phòng phụ trách.
Anh Nguyễn Huy Tâm, làm Phó Văn phòng phụ trách.
Anh
Tâm làm Phó Văn phòng phụ trách đến khi anh Hân lên thay năm 2001.
Lúc này (năm 2001) anh Nguyễn Văn Hân lên Chánh Văn phòng Ban thay anh Nguyễn Huy Tâm, Phó văn phòng phụ trách.
Anh Hân nguyên là Phó Ban điều hành dự án cầu Hòa Bình thuộc phòng Kỹ thuật. Anh là kỹ sư cầu đường.
Anh Nguyễn Văn Hân người Hà Nội (Hà Tây cũ), là đảng viên.
Anh Nguyễn Huy Tâm đối tượng đảng, trình độ trung cấp chuyển về làm Phó phòng Quản lý dự án.
Văn phòng từ năm 1998 (trước khi tôi về) tuyển mới chị Nguyễn Thị Tường Vân, tốt nghiệp Đại học luật Hà Nội, tham gia công tác cán bộ. Công tác soạn thảo phần nhiều do Tường Vân làm.
Vân sử dụng thành thạo máy vi tính.
Vân thi đỗ và theo học bằng hai Đại học ngành Cầu đường tại chức.
Do có trình độ đại học từ trước BẰNG THỨ NHẤT, Vân được anh Hân tin dùng và phát triển đảng.
Chị
Ngô Thu Hà đi làm sau nghỉ đẻ tháng 6 năm 2001. Hà là nhân viên Văn thư thứ hai
sau Thanh An.
Thu Hà về công tác từ trước Vân (1995), cũng học đại học ngành Cầu đường tại chức. Hà cũng được phát triển đảng.
Thu Hà về công tác từ trước Vân (1995), cũng học đại học ngành Cầu đường tại chức. Hà cũng được phát triển đảng.
Chị Nguyễn Thị Lan Hương đi làm cuối năm 2001, là cán bộ tốt nghiệp đại học Công đoàn. Hương tham gia bảo hiểm xã hội. Lan Hương cũng biết soạn thảo.
Hương sau này cũng vào đảng.
Anh
Nguyễn Đại Đồng chuyên viên Văn phòng có quyết định chuyển lên Phòng Quản lý dự
án 1.
Anh
Vũ Xuân Hòa lúc này là Phó Tổng Giám đốc kiêm Trưởng phòng Quản lý dự án 1
không nhận anh Đồng (không có bằng đại học chuyên ngành Cầu đường) nên anh
Đồng lại quay lại Văn phòng làm việc tiếp.
Anh
Đồng nguyên có bằng đại học sư phạm Nga văn, Anh văn, chứng chỉ công tác
Hành chính, vẫn là chuyên viên Văn phòng ngoài đảng.Anh Đồng chưa được khen lần nào.
Tôi
có Giấy khen của Tổng Giám đốc nên chưa thua Đồng.
Tôi có giấy khen... |
Anh
Hân cho tôi và Nguyễn Thanh An đi học lớp Văn thư, Lưu trữ do Bộ Giao thông vận
tải tổ chức cuối năm 2001.
Chị Nguyễn Thanh An nhân viên Văn thư lúc này đang là Tổ trưởng Công đoàn Văn phòng.
Anh Nguyễn Thanh Vĩnh tốt nghiệp Đại học luật Hà Nội, từ Công ty Vật tư Thăng Long về nhận công tác cuối năm 2002. Anh là đảng viên tăng cường từ Công ty Vật tư Thăng Long.
Anh Vĩnh phụ trách tài sản cơ quan, mua sắm nhiều tài sản như bàn ghế làm việc, lắp điều hòa nhiệt độ, sắm thêm máy vi tính...
Anh Vĩnh làm Bí thư Đoàn cơ quan hai nhiệm kỳ liền.
Lúc này anh Vĩnh là đảng viên có trình độ Đại học sau anh Hân.
Văn phòng kết nạp anh Đỗ Hạnh lái xe Tổng Giám đốc người Vĩnh Phúc vào Đảng. Anh Hạnh được cử đi học Đại học tại chức ở Học viện Hành chính Quốc gia để chuyển sang lao động gián tiếp.
Lớp Tập huấn Văn thư - Lưu trữ của Bộ GTVT mở có mời Cục trưởng Cục Văn thư - Lưu trữ quốc gia, ông Dương Gia Khảm tới dự và giảng dạy. Ông dùng máy chiếu projector và màn hình point nên giảng hay và dễ hiểu. Chúng tôi học "Pháp lệnh Văn thư - Lưu trữ quốc gia", Xử lý văn bản "Đi", "Đến"... nhiều bài giảng.
Chúng tôi được cấp Giấy chứng nhận theo học lớp Văn thư, lưu trữ tháng 11 năm 2001. Anh Trần văn Minh Chánh Văn phòng Bộ Giao thông vận tải ký Giấy chứng nhận.
Tôi mới nhận định biên mới là chuyên viên Lưu trữ, chứng thực.
Quản lý Hành chính - Văn thư - Lưu trữ là trật tự mà Bộ báo trong Giấy chứng nhận. Tôi là cán bộ lưu trữ chứng thực, là chuyên viên thuộc Bộ phận Hành chính Quản trị của Văn phòng.
Ăn lương chuyên viên nên cũng lo phấn đấu.
Lúc này trụ sở Ban là số nhà 33 phố Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Tôi tham gia lưu văn bản "Đi" và đánh máy vi tính Bảng kê "Đi", đi chứng thực tài liệu.
Phòng Công chứng nhà nước ở phố Trần Đăng Ninh là nơi tôi hay đến chứng thực tài liệu cho các phòng.
Tôi còn lên Văn phòng Bộ Giao thông vận tải chứng thực tài liệu.
Tôi chuyển chuyên viên tháng 10/2001, được nâng bậc lên chuyên viên 7/10 =3,31 tháng 10 năm 2001.
Tôi từ năm 1992 trở đi được lên lương đúng niên hạn.
Thời
gian tôi làm Kỹ sư tuy vinh dự, nhưng hệ số lương vẫn thấp hơn lương chuyên
viên.
Theo
Nghị định 25/CP năm 1993 của Chính phủ nhiệm kỳ của Thủ tướng Võ Văn Kiệt,
Ngạch
01003 chuyên viên Hành chính của tôi cùng ngạch với số 36 tháng ở Văn phòng.
Lúc này lương cấp bậc một số có trình độ đại học ở Văn phòng thứ tự là: Sơn, Đồng, Vĩnh, Vân, Lan Hương.
Anh Hân là chuyên viên chính.
Ban Quản lý dự án Thăng Long (từ 1 tháng 4 năm 2002) chuyển trụ sở về tòa nhà ba tầng ở số nhà 323, cuối phố Lương Thế Vinh làm việc.Trụ sở mới được lắp điều hòa nhiệt độ nên dùng tốt, có ga ra cho xe máy và xe hơi, diện tích làm việc có rộng hơn. Ban mua sắm mới nhiều bàn ghế làm việc cho cán bộ.
Lúc này lương cấp bậc một số có trình độ đại học ở Văn phòng thứ tự là: Sơn, Đồng, Vĩnh, Vân, Lan Hương.
Anh Hân là chuyên viên chính.
Ban Quản lý dự án Thăng Long (từ 1 tháng 4 năm 2002) chuyển trụ sở về tòa nhà ba tầng ở số nhà 323, cuối phố Lương Thế Vinh làm việc.Trụ sở mới được lắp điều hòa nhiệt độ nên dùng tốt, có ga ra cho xe máy và xe hơi, diện tích làm việc có rộng hơn. Ban mua sắm mới nhiều bàn ghế làm việc cho cán bộ.
Lúc này, bàn làm việc của nhân viên cũng tạm được.
Tôi được chia 1 cái bàn dài 1,1 mét rất tốt.
Anh Nguyễn Đại Đồng, chuyên viên Văn phòng phụ trách điện cơ quan cũng được một bàn như tôi.
Chúng tôi (Sơn, Đồng) ngồi làm việc trong cùng 1 phòng.
Ban sắm một số máy vi tính phục vụ soạn thảo...Văn phòng làm việc ở tầng một.
Tôi được dùng máy vi tính và máy in Lazer của Văn phòng phục vụ thống kê lưu trữ.
Tôi sáng đi xe máy đi làm, trưa ăn cơm bụi, chiều đi làm về ở Kim Liên, chiều thứ bảy vợ, con gái mới về ở chung, chiều chủ nhật lại về bên ngoại.
Trụ sở cũ ở phố Dịch Vọng là của Trung tâm Tư vấn Giám sát chất lượng công trình. Trung tâm thuộc Ban QLDA Thăng Long do chú Phạm Văn Khánh Phó Tổng Giám đốc làm Giám đốc, sau tách ra, cổ phần hóa và đổi tên là Công ty Cổ phần Tư vấn giám sát chất lượng Công trình Thăng Long thuộc Bộ Giao thông vận tải.
Tôi từ trụ sở Ban ở Lương Thế Vinh thường đi chứng thực tài liệu cho Ban ở Phòng Công chứng nhà nước số 1 số 310 phố Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Trưởng phòng Công chứng nhà nước số 1 lúc này là ông Trần Ngọc Nga. Ông ký nhiều bản sao.
Tôi còn đi chứng thực tài liệu cho Ban ở Phòng Công chứng số 1 quận Hà Đông. Phòng Công chứng số 4 ở phố Trần Duy Hưng cũng gần trụ sở Ban nên cũng thường được tôi đến chứng thực tài liệu.
Xe máy của tôi là xe Super Dream sản xuất trong nước mua năm 2000.
Năm 2002 nhân kỷ niệm 30 năm ngày thành lập, Ban Quản lý Dự án Thăng Long nhận Huân chương lao động hạng nhì. Tổng Giám đốc Trần Trung Trụ nhận huân chương lao động hạng nhì.
Chủ tịch nước Trần Đức Lương ký quyết định.
Lễ trao Huân chương Lao động hạng nhì được tổ chức trọng thể tại Hội trường Văn phòng Chính phủ.
Thứ trưởng Bộ GTVT Trần Doãn Thọ đến trao huân chương.
Anh
Trần Trung Trụ Tổng Giám đốc Ban cũng có 1 bài báo đăng Báo GTVT nêu bật quá
trình 30 năm xây dựng và trưởng thành của Ban QLDA Thăng Long.
Lúc này hai anh Vũ Xuân Hòa và Nguyễn văn Phụng là hai Phó Tổng Giám đốc. Chúng tôi đang làm việc ở trụ sở Ban lúc này ở phố Lương Thế Vinh, đi dự và dùng cơm rất ngon.
Anh Nguyễn Văn Hân làm Chánh Văn phòng hai năm liền (2001 - 2002) không có cấp phó.
Tháng
10 năm 2002, do có trình độ Đại học, Nguyễn Thị Tường Vân lên thay Nguyễn Thanh
An làm Tổ trưởng Công đoàn Văn phòng.
Tháng 11 năm 2002, tôi là Người lao động được ký Hợp đồng lao động không thời hạn với Người sử dụng lao động lúc này là Tổng Giám đốc Trần Trung Trụ, nơi làm việc là Văn phòng, tôi chuyển sang làm việc theo chế độ Hợp đồng lao động không thời hạn (viên chức) cho tới nay.
Theo quy định mới thì thời gian giảng dạy ở Thành phố Hồ Chí Minh (12/1978 - 3/1983) tôi là viên chức giáo viên lương cũ 64 đ, ra Bắc là viên chức kỹ sư (4/1983 - 12/1988) được Vụ trưởng ký nâng lương lên kỹ sư 73 đồng năm 1984, sau chuyển thành viên chức 310 đồng lương 234/HĐBT và lên lương 333 đồng 12/1988 và là viên chức từ 12/1988 cho đến nay.
Lương cấp bậc lúc này là chuyên viên 7/10 = 3,31, chế độ Bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành, công việc cụ thể do Chánh Văn phòng phân công.
Khánh thành cầu Trung Hà năm 2002, Thủ tướng Phan Văn Khải tới dự và cắt băng khánh thành cầu. Bộ trưởng Lê Ngọc Hoàn cũng tới dự. Ông Đồng Sĩ Nguyên, nguyên Phó Thủ tướng lúc này là đặc phái viên của Chính phủ cũng tới dự.
Anh em đi dự được dùng cơm khánh thành rất ngon.
Dự án cầu Trung Hà là dự án do Bộ GTVT là Chủ đầu tư, Ban QLDA Thăng Long là đại diện Chủ đầu tư.
Anh Nguyễn Thanh Vĩnh được bổ nhiệm lên Phó Văn phòng giữa năm 2003. Liên hoan nhận chức ở Nhà hàng Tông Đản dùng cơm ngon.
Chị Nguyễn Thị Hồng Lam trưởng nữ, con gái chú Nguyễn Cao Điềm nguyên Chánh Văn phòng Ban cũng lên Phó phòng tài chính kế toán một đợt.
Hai phòng ăn liên hoan chung.
Nguyên là mẹ vợ anh Vĩnh là bà Vũ Thị Phúc người Vĩnh Phúc cùng quê Tổng Giám đốc Trần Trung Trụ có hàm Phó phòng Công ty cầu 7 khi chuyển công tác về Ban mất hàm Phó phòng chuyển chuyên viên phòng Kế hoạch Ban.
Anh Vĩnh là con rể được bổ nhiệm lên Phó Văn phòng.
Năm 2003, Văn phòng tuyển bổ sung anh Nguyễn Văn Cán, chuyên viên chính từ Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về tăng cường thêm 1 đảng viên làm công tác thi đua tuyền truyền.
Nguyễn Thị Tường Vân lúc này lên làm Tổ trưởng Công đoàn Văn phòng thay chị Nguyễn Thanh An nhân viên Văn thư hết 2 nhiệm kỳ liền.
Từ
giữa năm 2003, anh Hân là Chánh Văn phòng, anh Vĩnh là Phó Văn phòng, Tường Vân
là Tổ trưởng Công đoàn. Bộ máy Lãnh đạo Văn phòng mới đủ và ổn định.
4. Xin Bằng khen
4. Xin Bằng khen
Tôi được Ban cho khai thành tích tham gia Dự án cầu Tạ Khoa (tháng 8 năm 2003) trình Bộ Giao thông vận tải xét cấp Bằng khen theo dự án.
Dự án cầu Tạ Khoa là dự án thành phần của dự án Quốc lộ 6 đoạn Hòa Bình - Sơn La mà Ban QLDA Thăng Long đang là đại diện chủ đầu tư.
Thành tích Bộ khen có 2 loại: Bằng khen theo thời gian 3 năm Chiến sỹ thi đua cơ sở liền thì được 1 Bằng khen và thành tích đột xuất xét khi khánh thành dự án.
Văn phòng quy định là năm nào lao động lên lương cấp bậc thì không xét Chiến sỹ thi đua cơ sở, do đó 2 hay 3 năm chưa gì đã có 1 năm chúng tôi chỉ là Lao động tiên tiến.
Anh Hân phải xin đích danh anh chị em mới nhường anh ta có 1 Bằng khen Bộ cấp là Chiến sỹ thi đua cơ sở 3 năm liền.
Bằng khen theo Dự án thì phải khai thành tích, Thủ trưởng Cơ quan và Chủ tịch Công đoàn ký xác nhận và nộp Ban thi đua Bộ chờ xét cấp Bằng khen.
Từ khi tôi về Văn phòng, anh Hân Chánh Văn phòng chỉ đạo tôi chia Hồ sơ Lưu trữ "Đi" và "Đến" làm nhiều Hồ sơ theo các dự án để tiện theo dõi. Tôi phụ trách lưu trữ, chứng thực văn bản các dự án.
Tôi được anh Hân Chánh Văn phòng thông báo là chuẩn bị làm Báo cáo thành tích Dự án cầu Tạ Khoa để Bộ GTVT xét Bằng khen theo dự án năm 2003.
Tôi làm "Báo cáo thành tích tham gia cầu Tạ Khoa" và nhờ anh Trần Trung Trụ Tổng Giám đốc và chị Nguyễn Thị An, Chủ Tịch Công đoàn xác nhận. Sau đó nộp cho anh Hân chuyển lên Bộ Giao thông Vận tải chờ xét.
Sau khi đọc Báo cáo của tôi, Ban thi đua Bộ chưa đồng ý và cử Thanh tra xuống Ban thanh tra việc xét Bằng khen. Tôi Báo cáo là tôi tham gia tất cả các Dự án nên khối lượng cho 1 Dự án chỉ có thế, khai báo theo yêu cầu của Văn phòng.
Anh Hân Chánh Văn phòng thì nói là đến lượt tôi được khen thì cho khai báo, không xét thì thôi .
Ông Thanh tra làm việc cả tuần, sau đó về Bộ.
Kết quả là tôi không được khen gì mà còn bị nhắc nhở.
Sau lần này, chúng tôi rút kinh nghiệm, chỉ để Ban khen một số cán bộ Văn phòng, không đưa tôi lên Bộ xin xét cấp Bằng khen theo Dự án nữa.
Tình hình này là do công tác Hành chính - Văn thư - Lưu trữ thì Bộ cũng nhắc là Lưu trữ tuy quan trọng, nhưng có khi không bằng Văn thư .
Thanh An nhân viên Văn thư cũng chưa được bằng khen nào.Tuy mất chức nhưng chị ta cũng khiếu kiện không đồng ý phát triển Tường Vân vào đảng.
Chi bộ xét kết nạp đơn phương.
Nguyễn Thanh An là quần chúng ngoài đảng nên không có quyền gì.
Tháng
6 năm 2003 thì bố tôi mất. Tường Vân và Lan Hương có tới Bệnh viện Hữu Nghị
thăm trước khi mất. Ban có đi viếng chu đáo.
Tháng
8 năm 2003 thì Lê Tử Hà, chồng Thanh An mất.
Sau Xuyên, Thanh An góa chồng tiếp theo.
Sau Xuyên, Thanh An góa chồng tiếp theo.
Tháng
5 năm 2004 thì tôi nhập viện do bị nhọt chân. Tôi mổ nhọt chân sau khi nằm viện
2 tuần. Vân, Hương (Văn phòng); Hải, Khanh (Phòng Tài chính kế toán) có đến
Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương I thăm.
Bác sỹ Nga Trưởng Khoa Phẫu thuật chỉnh hình
mổ. Tôi khỏi bệnh và tiếp tục đi làm.
Thời
gian 2001 - 2006 (anh Hân làm Chánh Văn phòng) tôi vẫn không đạt 3 năm Chiến sỹ
thi đua cơ sở liên tiếp nên không có bằng khen nào của Bộ GTVT.
5. Trụ sở mới
Ban Quản lý dự án Thăng Long (từ 2 tháng 2 năm 2005) chuyển trụ sở về Nhà sáu tầng cuối đường Lĩnh Nam, chân cầu Thanh Trì làm việc. Lúc này cầu dẫn Gói 3 bắt đầu khởi công xây dựng, xe tải chở đất đổ rất nhiều.
Đường bộ trên cao nên đất đắp cao như một bức tường đất từ chân cầu Thanh trì chạy dài về phía Nam...
Hôm khánh thành trụ sở Ban QLDA Thăng Long, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đào Đình Bình đến thăm và cắt băng khánh thành trụ sở, ông hứa cho Ban Quản lý dự án Thăng Long làm việc ở trụ sở mới khánh thành.
Bộ trưởng là Ủy viên trung ương đảng, người Hà Bắc.
Bộ trưởng Bùi Danh Lưu, Lê Ngọc Hoàn, Đào Đình Bình là người nguyên là Thứ trưởng của Bộ GTVT, gốc từ dưới lên, là người của Bộ.
Hai Bộ trưởng sau này (Hồ Nghĩa Dũng, Đinh La Thăng) từ Bộ, ngành khác chuyển về làm.
Trụ sở mới có khuôn viên rộng, xe hơi đến làm việc đỗ thoải mái. Tầng hầm là nơi để xe máy của cán bộ công nhân viên và xe hơi cơ quan tốt.
Ban được làm việc trong các phòng từ tầng một đến tầng bốn.
Văn phòng làm việc ở tầng một.
Hai tầng trên do Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) sử dụng để làm việc.
...Sau này tầng 6 Tòa nhà 6 tầng trụ sở cơ quan do Ban Quản lý dự án Đường sắt làm việc.
Ban QLDA Đường sắt quản lý dự án Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, tiến độ đến 2016 thì xây xong.
Tổng Công ty VEC sau vài năm thì chuyển trụ sở đi nơi khác.
Tầng 5 do Cục Đường thủy nội địa làm việc ròi cũng chuyển đi.
Tầng một có bếp ăn trưa tập thể.
Ban QLDA Thăng Long sau này được làm việc ở toàn bộ nhà 6 tầng
Lúc này (năm 2002-) Ban tham gia các dự án Quốc lộ 2C, Quốc lộ 6, cầu Tạ Khoa, Quốc lộ 279, Quốc lộ 4B và Quốc lộ 32A vốn ngân sách và vốn trái phiếu chính phủ.
Tôi tiếp tục đi công chứng tài liệu ở Phòng Công chứng nhà nước ở phố Kim Đồng, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Đôi khi tôi được lên Văn phòng Chính phủ chứng thực tài liệu.
Chị Nguyễn Thị Thủy là Trưởng phòng Lưu trữ của Văn phòng Chính phủ. Chị giúp tôi chứng thực nhiều văn bản của Chính phủ.
Sau này chị Nguyễn Thị Thủy lên Vụ phó Vụ Hành chính Văn phòng Chính phủ.
Tôi tham gia Đội phòng cháy chữa cháy của Ban và được Cảnh sát phòng cháy chữa cháy tập huấn nhiều lần.
Tôi lên lương 8/10 tháng 10 năm 2004. Sang đầu năm 2005 thì chuyển ngạch hưởng lương Viên chức loại A1 bậc 8/9 theo Bảng 3, Nghị định 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ. Hệ số lương 4,65.
Tuy không có Bằng khen, nhưng tôi được Ban khen nên lương vẫn được lên đều đặn.
Lúc này, lương cấp bậc được xếp loại Viên chức loại A1 có 9 bậc và có chế độ vượt khung nên mọi người phấn khởi. Chúng tôi là các viên chức hành chính sự nghiệp. Lao động có trình độ Đại học đều được xếp loại A1 như nhau, hệ số lương sau điều chỉnh cao hơn, công bằng hơn.
Lúc này Sơn, Đồng, Vĩnh, Vân, Hương hưởng ngạch A1.
Anh Hân và anh Cán là A2, chuyên viên chính.
Chế độ lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP này do Chính phủ nhiệm kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải đề xuất.
Năm 2005, anh Đỗ Hạnh và anh Nguyễn Văn Cán được Tổng Giám đốc Trần Trung Trụ bổ nhiệm lên Phó Văn phòng sau anh Nguyễn Thanh Vĩnh.
Liên hoan nhận chức ở Nhà hàng Thổ Cẩm dùng cơm ngon.
Chị Trần Quế Trân cũng lên Phó phòng tài chính kế toán một đợt.
Hai phòng ăn liên hoan chung.
Anh Đỗ Hạnh theo học và tốt nghiệp Học viện Hành chính Quốc gia tại chức 4/2008, chuyển chuyên viên A1, tiếp tục làm Phó Văn phòng đến nay.
Văn phòng lúc này có 1 Trưởng và 3 Phó Văn phòng, Tường Vân vẫn là Tổ trưởng Công đoàn.
Cuối năm 2005, Tổ Hành chính Văn phòng cử 3 người (Vĩnh Phó Văn phòng, Sơn, Thu Hà) cùng anh chị em các phòng quản lý Dự án (Lương, Mỹ Lan, Chinh) đi học lớp Tin học quản lý hành chính do Bộ Giao thông vận tải tổ chức đợt I.
Anh Vĩnh Phụ trách số đi học (6 người).
Anh Nguyễn Văn Cán thuộc Tổ cán bộ Văn phòng và và Nguyễn Thúy Hoa thuộc Phòng Kế hoạch đi học đợt II.
6. Lớp tin học của Ban Đề án 112 .
Lớp Tin học được tổ chức tháng 11 năm 2005. Lúc này, Chánh văn phòng Bộ Giao thông vận tải là ông Nguyễn Văn Công mới lên thay anh Trần Văn Minh nghỉ hưu. Văn phòng Bộ thông báo mời anh chị em các cơ quan khối Văn phòng Bộ và trực thuộc tham gia.
Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì tổ chức lớp.
Ông Phạm Tăng Lộc là Vụ trưởng vụ TCCB.
Trung tâm thông tin Bộ Giao thông vận tải phụ trách nội dung đào tạo.
Anh Phùng Xuân Ôn, tiến sĩ Giám đốc Trung tâm và Phạm Đăng Ninh, thạc sĩ Phó Giám đốc Trung tâm.
Ông Trần Thế Thọ, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải là Trưởng Ban Đề án 112 của Bộ.
Đến dự buổi khai mạc có:
Ông Phạm Tăng Lộc, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
Ông Phùng Xuân Ôn, Giám đốc Trung tâm Thông tin Bộ, Phó Ban Thường trực Ban Đề án 112 Bộ GTVT.
Ông Nguyễn Văn Công, Chánh Văn phòng Bộ Giao thông vận tải.
Ông Phạm Duy Ninh Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Bộ Giao thông vận tải - Phụ trách các lớp.
Lễ khai giảng được tổ chức trọng thể tại Hội trường Bộ Giao thông vận tải. Anh Lộc và anh Ôn phát biểu nêu ý nghĩa và nội dung học tập. Tầm quan trọng của Internet, của công nghệ thông tin.
Mục đích là đào tạo cán bộ sử dụng máy vi tính nối mạng Internet. Chương trình một tháng liền. Tám học phần và thi cấp chứng chỉ.
Trường Đại học Công đoàn, Học viện Ngân Hàng, Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải và Trung tâm thông tin Bộ Giao thông vận tải là bốn địa điểm đào tạo.
Ban Quản lý dự án Thăng Long cử 8 cán bộ đi học 2 đợt. Sơn (tôi), Thu Hà, Vĩnh, Lương, Mỹ Lan, Chinh học đợt 1 ở Trường Đại học Công đoàn.
Anh Cán, Thúy Hoa học đợt 2 ở Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải.
Thi cấp Giấy chứng nhận 8 môn, tôi phải thi lại 2 môn, nhưng cũng đỗ.
Năm 2006 cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp lớp "Tin học ứng dụng". Tôi lên Bộ Giao thông vận tải nhận và phát cho anh chị em. Phó Văn phòng Chính phủ Trưởng Ban 112 CP Vũ Đình Thuần ký Giấy chứng nhận cùng Hiệu trưởng Trường Đại học Công Đoàn Nguyễn Viết Vượng.
Mọi người rất phấn khởi.
Đến nay, anh Nguyễn Minh Lương đã là Trưởng phòng Quản lý dự án 4, chị Trần Thị Mỹ Lan là Phó phòng Quản lý dự án 4. Họ được đề bạt sau khi có Giấy chứng nhận tốt nghiệp lớp "Tin học ứng dụng" của Văn phòng Chính phủ.
Văn phòng có anh Nguyễn Thanh Vĩnh Phó Văn phòng, Nguyễn Đông Sơn, Ngô Thu Hà là 2 chuyên viên, Nguyễn Văn Cán chuyên viên chính đều có Giấy chứng nhận tốt nghiệp lớp "Tin học ứng dụng" của Văn phòng Chính phủ, nhưng để làm việc và chưa được lên thêm hàm nào.
Anh Vĩnh phụ trách lớp (số từ Ban đi học) nay vẫn tiếp tục là Phó Văn phòng Ban phụ trách công tác Hành chính Quản trị.
Hai
lớp học do Bộ GTVT tổ chức đều được Chánh Văn phòng Bộ quan tâm, có mặt động
viên, nhưng do chúng tôi học làm chuyên viên là chính nên Thứ trưởng Bộ chưa
dự.
Bộ GTVT khắt khe việc
chuyển ngạch lên chuyên viên chính. Phải là
chuyên viên bậc cao, được học và có chứng chỉ Chuyên viên chính và lên Văn
phòng Bộ GTVT thi nâng ngạch.
Sau khi tốt nghiệp Đại học Giao thông vận tải tại chức có bằng kỹ sư, Nguyễn Thị Tường Vân chuyển về phòng Quản lý dự án 4 làm việc.
Chị Nguyễn Thị Tường Vân được kết nạp đảng và kinh qua Tổ trưởng Công đoàn Văn phòng thay Nguyễn Thanh An ngoài đảng từ năm 2003.
Tường Vân cũng có nhiều công trạng với Văn phòng.
Anh Đỗ Hạnh thay Vân làm Tổ trưởng công đoàn.
7. Khánh thành cầu Thanh Trì năm 2007
Khánh thành Gói 1 cầu Thanh Trì tháng 2 năm 2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến dự. Chúng tôi tham gia được ngồi trong Hội trường rộng dự.
Các Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng, Bộ LĐ-TB và XH Nguyễn Thị Hằng, Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân và Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Triệu đến dự.
Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng người Quảng Nam.
Tôi thấy Hội trường buổi lễ gần thì đi bộ từ cơ quan đến dự. Tôi ngồi khu giữa hội trường chờ khai mạc buổi Lễ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đi từ cuối hội trường vào. Mọi người đứng lên vỗ tay chúc mừng. Ông mặc comple đen đã cũ dản dị. Người tầm thước, ông không cao và đậm người hơn tôi. Ông khiêm tốn ngồi vào hàng ghế đầu. Các Bộ trưởng và Chủ tịch thành phố cũng ngồi cùng.
Trời tháng 2 se se lạnh, mặt trời bị mây che nên không nóng. Lúc này đã gần 12 giờ trưa.
Sau khi được giới thiệu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vui vẻ phát biểu động viên, khánh thành và đi cắt băng.
-Cầu Thanh Trì là huyết mạch giao thông của thủ đô, từ đây chúng ta có thể điều qua cầu các đơn vị quân đội khi cần để đi lên các tỉnh biên giới phía Bắc... Thủ tướng nói.
Cầu Thanh Trì được xây bằng vốn ODA của Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Chính Phủ lúc này là Chủ đầu tư, Bộ GTVT là đại diện Chủ đầu tư.
Ban QLDA Thăng Long là cơ quan quản lý dự án.
Lúc này, anh Trần Trung Trụ đã nghỉ hưu, anh Vũ Xuân Hòa mới lên Tổng Giám đốc.
Quyết định bổ nhiệm TGĐ Vũ Xuân Hòa của Bộ trưởng Bộ GTVT Đào Đình Bình 2/2006 |
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không tặng hay khen thưởng Bằng khen gì mà lên xe qua cầu thông xe rồi quay về Văn phòng Chính phủ.
8. Thay Tổng Giám đốc.
Khi đang thi công cầu Thanh Trì xảy ra vụ nhiều cọc khoan nhồi bị mất chất lượng. Nhà thầu Nhật Bản Liên danh Obayashi-Sumitomo phải đóng bổ sung một số cọc cho đủ chất lượng gây thua lỗ. Ban và Anh Tổng Giám đốc Trần Trung Trụ cũng bị một phần trách nhiệm.
Đầu năm 2006, anh Trần Trung Trụ nghỉ hưu (60 tuổi 4 tháng). Gần 10 năm làm Tổng Giám đốc, anh có nhiều công lao xây dựng Ban Quản lý dự án Thăng Long.
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Ngô Thịnh Đức đến đọc quyết định nghỉ hưu và tặng hoa tại Hội trường Ban.
Anh Vũ Xuân Hòa Phó Tổng giám đốc Ban Quản lý dự án Thăng Long có quyết định lên Tổng Giám đốc Ban Quản lý dự án Thăng Long (từ 2/2006- nay) trong buổi lễ chia tay anh Trụ.
Anh Hòa người Nam Định.
Anh Phạm Tăng Lộc Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ đọc quyết định bổ nhiệm anh Hòa.
Bộ Trưởng Đào Đình Bình ký quyết định bổ nhiệm anh Hòa.
Hệ số lãnh đạo của Tổng Giám đốc là 1,0.
Anh Vũ Xuân Hòa xưa nguyên là bộ đội tham gia chống Mỹ cứu nước, tốt nghiệp kỹ sư đường sắt, về Ban làm giám sát viên bên A, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam và lên Phó phòng kỹ thuật Ban, lên Chánh Văn phòng Ban, chuyển lên Phó Tổng Giám đốc Ban.
Tháng 2 năm 2006 anh Vũ Xuân Hòa được bổ nhiệm lên Tổng Giám đốc Ban QLDA Thăng Long.
Chị Nguyễn Thị An tiếp tục làm Kế Toán trưởng, Trưởng phòng Tài chính kế toán (từ năm 1995 đến năm 2012.
Chị An người Nghệ An.
Anh Nguyễn Văn Phụng Phó Tổng Giám đốc chuyển Phó Thanh tra Bộ Xây dựng.
Ba Phó Tổng Giám đốc trẻ 7x hiện nay là Hồ Ngọc Loan, Nguyễn Mạnh Hùng, và Phạm Thanh Bình (năm 2012).
Ban sau khi cho 8 cán bộ học Internet về năm 2006, có Giấy chứng nhận tốt nghiệp lớp "Tin học ứng dụng" của Văn phòng Chính phủ, Văn phòng thuê bao Internet cho các phòng làm việc.
Mạng Lan cơ quan hình thành.
Cho đến nay các phòng đều có máy vi tính nối mạng Internet.
Tháng 4/2006, anh Nguyễn Văn Hân nghỉ hưu.
Anh được Bằng khen của Bộ Giao thông vận tải .
Anh Trụ hình như cũng không được thoải mái khi nghỉ hưu nên đổ ốm tâm thần, nằm ở bệnh viện Bạch Mai. Anh ta muốn tôi đến thăm, nhưng tôi nhát gan, không dám tới bệnh viện thăm.
Tất nhiên là họ lại khai ầm lên là tôi ra Bắc (tháng 10 năm 1982) chữa bệnh tâm thần ở bệnh viện Bạch Mai mất hẳn mấy tháng... tìm cách nói xấu tôi.
Anh Nguyễn Văn Hân nguyên Chánh Văn phòng Ban thuộc Bộ GTVT là người giúp tôi có 2 Giấy chứng nhận nghề, chuyển công tác từ Phòng Vật tư sang Văn phòng (2/2001) kết quả, ký Hợp đồng lao động không thời hạn với Tổng Giám đốc - Người sử dụng lao động (11/2002) và hành nghề ở Văn phòng tiếp theo.
Tôi chuyển từ chức danh Kỹ sư sang Chuyên viên Văn phòng phụ trách lưu trữ, chứng thực, chưa có chức vụ từ tháng 2/2001.
Đến năm 4/2006 thì anh Hân nghỉ hưu.
Thực ra anh Nguyễn Văn Hân cũng bức xúc việc anh Nguyễn Đại Đồng bỏ việc không đi làm vẫn hưởng lương. Anh Họp Văn phòng tháng 6/2002 kiểm điểm anh Nguyễn Đại Đồng. Anh Hân đề nghị anh Đồng chuyển làm nhân viên Bảo vệ cơ quan.
Anh Đồng không đồng ý.
Sau khi tôi mất Bằng khen năm 2003, anh Hân cũng đề nghị tôi chuyển làm nhân viên Bảo vệ cơ quan, tôi cũng không đồng ý mà tiếp tục làm Chuyên viên Lưu trữ, chứng thực.
Do tôi vẫn là Lao động tiên tiến liên tục nên anh Hân không thay được. Song anh ta cũng tiếc rẻ là vì tôi không được Bộ GTVT khen.
Hai anh em cùng là kỹ sư làm việc kết quả. Phần Lưu trữ đang tiến triển tốt.
Em gái tôi là Nguyễn Thị Liên Hương bị chuyển từ nhân viên đánh máy Văn phòng xuống làm nhân viên Bảo vệ cơ quan từ trước nhiều năm và về hưu.
Công tác bảo vệ khá khó. Em tôi làm mất xe máy của người gửi bị đền tiền, nghèo hẳn đi. Trách nhiệm của anh em bảo vệ cơ quan rất lớn.
Làm nhân viên bảo vệ Ban thì được chấm thêm ngoài giờ, thu nhập sẽ khá cao, song tôi và anh Đồng đều sợ trách nhiệm không dám làm.
Anh Hân quý chúng tôi do cùng ở Ban đã lâu, chúng tôi không có chức vụ gì, nghèo.
Tôi vẫn là chuyên viên Lưu trữ, chứng thực đầu tiên thuộc Bộ phận Hành chính quản trị của Văn phòng.
9. Mấy lời cuối cùng
Văn phòng từ khi tôi về (2001) tuyển dụng nhiều cán
bộ 36 tháng hoạt động kết quả như:
Nguyễn Thị Tường Vân, Nguyễn Thị Lan Hương, Nguyễn
Thanh Vĩnh, Nguyễn Văn Cán, Nguyễn Thái Xuân, Nguyễn Mai Khanh. Dây họ Nguyễn
Bắc cùng tộc với Chánh Văn phòng Nguyễn Văn Hân.
Nguyễn Viết Chung, Ngô Thu Hà là 2 cán bộ 24 tháng
người Nghệ An thì vừa học đại học tại chức vừa tham gia công tác Bảo vệ và Văn
thư.
Anh Nguyễn Văn Hân có ý muốn phát triển tôi vào
đảng, nhưng tôi nhường cho Nguyễn Viết Chung là thanh niên cùng quê Nghệ An, em
họ chị Nguyễn Thị An nguyên Kế toán trưởng, Trưởng phòng Tài chính Kế toán, Chủ
tịch Công đoàn cơ quan Ban.
Chung đi bộ đội nghĩa vụ ra quân về Ban làm nhân
viên bảo vệ Ban, đang học tại chức đại học cầu đường.
Tôi có ông nội là địa chủ nên không được vào đảng.
Vợ tôi là chị Trần Thị Tú Oanh được vào đảng. Anh
Hân có gặp chị Bùi Thị Thân đảng viên trong chi bộ nhà trường đi thẩm tra lí
lịch và đồng ý cho vợ tôi vào đảng.
Anh Hân là Bí
thư chi bộ Văn phòng.
Trong thời gian anh Hân làm Chánh Văn phòng có xảy
ra mấy vụ việc sau:
Vụ mất xe máy Dylan (đắt tiền) của anh Phạm Anh Phong chuyên
viên phòng Quản lý dự án 1.
Vụ anh em bảo vệ lái xe đánh bạc ăn tiền bị công an
bắt quả tang trong trụ sở Ban.
Vụ cháy bót điện tòa nhà 6 tầng 3 ngày mới tắt gây
thiệt hại vật chất cả tỷ đồng.
Mấy thành tích là:
Phòng 102 Lưu trữ tài liệu cơ quan ở ngay cạnh bót
điện may không bị cháy gì, tài liệu vẫn nguyên vẹn.
Tôi và anh Đồng vẫn ngồi
làm việc cùng phòng 102.
Ban chuyển trụ sở từ phố Dịch Vọng, quận Cầu Giấy
đến phố Lương Thế Vinh và cuối cùng là phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội
thành công.
Văn phòng có được đi nghỉ mát Biển Thiên Cầm 2004 và
Đảo Cát Bà 2005 là thành tích của Công đoàn Ban.
Anh Hân, Vĩnh, Tường Vân, Lan Hương, Cường, Vũ,
Hạnh (đảng viên) ... được Bằng khen của Bộ GTVT.
Anh Vĩnh, Hạnh, Cán được bổ nhiệm Phó Văn phòng.
Tôi được đi học nghề và có 2 Giấy chứng nhận Văn
thư, lưu trữ và Tin học do Bộ GTVT tổ chức.
Anh Hân có khuyết điểm là tuyển dụng nhiều lái xe
không thời hạn nên sau khi hết việc làm khó sa thải họ, gây khó khăn cho người
kế thừa là anh Chánh Văn phòng Vũ Ngọc Dương.
Anh Trụ cũng trách nhiệm liên đới.
Ban Quản lý các dự án 18 thuộc Bộ GTVT thời kỳ này
có Vụ án Bùi Tiến Dũng (Dũng Tổng) cho mượn xe hơi bừa bãi, đánh bạc (quốc tế)
ăn tiền, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng... làm Thứ trưởng Nguyễn Việt
Tiến bị kỷ luật cách chức, Dũng Tổng vào tù.
Bộ trưởng Đào Đình Bình bị kỷ luật rút ngắn niên hạn Bôh trưởng khoảng
1 năm.
Ban cũng có vài xe hơi cho mượn tương tự song
không nghiêm trọng bằng.
Kết quả anh Trụ Tổng Giám Đốc và anh Hân Chánh Văn
Phòng đều về hưu đầu năm 2006.
Đầu năm 2006 tôi sắp 51 tuổi có con gái 12 tuổi.
Tiếp tục làm chuyên viên Văn phòng, tôi sẽ gặp khó khăn chỉ tiếp tục là chuyên viên nghiệp vụ ngoài đảng, không được bổ nhiệm, lương hết bậc chỉ được vượt khung lên chậm lại.
Tất nhiên do Ban có lương tối thiểu hệ số 2 nên thu nhập hàng tháng khá, song lương hưu của tôi sẽ không cao.
Tôi chuẩn bị đối phó với sự thay đổi nhân sự lớn của Cơ quan và Văn phòng...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét